CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Từ ngày 01/07/2025 có phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà ở không?

19/04/2025
 29

Từ ngày 01/07/2025 có phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất, nhà ở không?

Hiện nay, hoạt động công chứng bao gồm cả công chứng và chứng thực. Cần lưu ý rằng chứng thực khác với công chứng, do đó việc không yêu cầu nộp giấy tờ chứng thực vì đã tích hợp trên VNeID không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoạt động công chứng, đặc biệt là với các loại hợp đồng, giao dịch liên quan tới tài sản lớn như nhà đất, xe cộ…

1.1 Công chứng, chứng thực là hai hoạt động khác nhau

Đầu tiên cần phải khẳng định, công chứng và chứng thực không phải một. Điểm khác biệt lớn nhất giữa công chứng và chứng thực là hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh nếu có tranh chấp xảy ra.

 Còn chứng thực không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch. Do vậy, khi có tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa, nguyên đơn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.

Dưới đây là bảng phân biệt những điểm khác nhau lớn nhất giữa công chứng và chứng thực:

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Bản chất

- Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro

- Mang tính pháp lý cao hơn.

- Thường là để chứng nhận để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, chứng nhận sự việc mà không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.

Giá trị pháp lý

Có giá trị pháp lý cao hơn:

- Hợp đồng khi đã được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành với tất cả các bên liên quan.

- Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.

Ví dụ: bên mua phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính, bên bán phải có trách nhiệm bàn giao Sổ đỏ thật…

- Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ. Theo đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Chỉ có giá trị chứng minh:

  • Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng
  • Năng lực hành vi dân sự
  • Ý chí tự nguyện
  • Chữ ký, dấu điểm chỉ các bên.

Không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch.

Do vậy, khi có tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa, nguyên đơn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.

1.2 Không có danh mục giấy tờ bắt buộc phải công chứng, nhưng Luật vẫn quy định những giao dịch bắt buộc/nên công chứng

Hiện nay, không có Luật hay văn bản nào quy định danh mục giấy tờ bắt buộc phải công chứng nhưng vẫn có quy định các giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc giao dịch mà người dân tự nguyện yêu cầu công chứng.

 Các giao dịch này được quy định cụ thể tại các Luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân & Gia đình…

Ví dụ:

* Tại Luật Đất đai:

Hiện nay, khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định những giao dịch phải công chứng gồm:

- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn nhà đất.

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại nhà đất.

- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Văn bản thừa kế nhà đất.

* Tại Luật Kinh doanh Bất động sản:

Hiện nay, khoản 4, khoản 5 Điều 44 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định:

4. Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

5. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mà các bên tham gia giao dịch là cá nhân phải công chứng hoặc chứng thực.

Khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định:

 … trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực.

Tại Luật Nhà ở:

Khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định các trường hợp sau buộc phải công chứng:

- Mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở.

- Văn bản thừa kế nhà ở

* Trong lĩnh hôn nhân gia đình: 

Hiện nay, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, luật quy định một số trường hợp bắt buộc phải công chứng bao gồm:

 - 02 bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn bằng văn bản có công chứng/chứng thực (văn bản thỏa thuận tài sản riêng).

- Thỏa thuận việc mang thai hộ bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng.

- Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ: Việc ủy quyền này buộc phải lập thành văn bản có công chứng.

Như vậy có thể thấy, tất cả những giao dịch liên quan tới quyền tài sản, quyền con người đều được pháp luật quy định bắt buộc/nên thực hiện công chứng để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này.

Ví dụ như trường hợp khi đi mua bán đất, khi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng xong cũng đồng nghĩa với việc giao dịch đã được công nhận, khi có tranh chấp và được yêu cầu chứng cứ, bên thiệt hại có thể sử dụng chính hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng ra Tòa để được bảo vệ quyền lợi.

 Nói tóm lại, việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất là không thay đổi. Việc công chứng, chứng thực nhằm giúp đảm bảo được quyền lợi cho các bên, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp

thiet-ke-chua-co-ten-6912. Mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, khi nộp hồ sơ sang tên nhà đất, Văn phòng đăng ký đất đai vẫn sẽ xét thông qua hồ sơ mà không phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn nộp là hợp đồng được công chứng hay chứng thực.

Điều đó có nghĩa là hợp đồng chuyển nhượng đất dù công chứng hay chứng thực thì đều có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Người dân hoàn toàn có thể ra Uỷ ban nhân dân (UBND) xã để thực hiện chứng thực bởi hợp đồng chuyển nhượng đất chứng thực tại xã vẫn được công nhận hiệu lực pháp lý.

Theo đó, tùy thuộc vào chi phí và nhu cầu thực hiện mà các bên chuyển nhượng có thể lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực.

Việc chứng thực thay vì công chứng hợp đồng không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý khi sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng; lệ phí chứng thực cũng không cao như phí công chứng.

Tuy nhiên người dân cần lưu ý, việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi thực hiện tranh chấp, khởi kiện vì chứng thực chỉ có giá trị chứng minh về hình thức, chứ không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch.

 Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các bên nên lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất.
Mọi người cũng xem thêm:
Điều kiện để khởi kiện

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ

 HOTLINE: 0989185188

 Theo dõi chúng tôi:Duong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia Youtube

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .