CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Thủ tục xin cấp Giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền (mới nhất 2024)

01/04/2024
 1048

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đều phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một tài liệu quan trọng xác nhận rằng một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra bởi cơ quan chức năng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lưu trữ và phân phối thực phẩm, việc có được giấy chứng nhận này không chỉ là bắt buộc mà còn là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng được giám sát bởi các cơ quan chức năng quản lý. 
2. Căn cứ pháp lý

 

  1.  Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII; kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
  2. Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010;
  3. Thông tư liên tịch 13/2014-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  4. Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
  5. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm

3. Có bắt buộc phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Việc bắt buộc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATVSTP) phụ thuộc vào loại hình và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo quy định hiện hành:

3.1. Bắt buộc:

  • Hộ kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kho lạnh:
    • Có địa điểm cố định.
    • Có sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm.
    • Kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn.
    • Kinh doanh thực phẩm nhập khẩu.
    • kinh doanh kho lạnh
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm:
    • Có quy mô sản xuất lớn.
    • Sản xuất thực phẩm, sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) hoặc Bộ Y tế (BYT) quản lý.

3.2. Không bắt buộc:

  • Hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ ăn uống không có địa điểm cố định.
  • Cơ sở sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn có nhãn ghi rõ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng.
  • Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
  • Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bắt buộc xin giấy chứng nhận ATVSTP vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.

4. Các chi phí lệ phí xin cấp giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền?


mau-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham1

  

Tùy vào ngành nghề kinh doanh và quy mô cơ sở mà phí lệ phí thẩm định; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ khác nhau; cụ thể theo quy định như sau:

 Một số lệ phí xin giấy phép an toàn thực phẩm bao gồm:

 – Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần.

 – Lệ phí cấp lại (gia hạn) giấy chứng nhận đủ điều kiện vsattp: 150.000 đồng/lần.

 – Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/người

 Phí thẩm định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở;
  • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm. (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe) 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng/lần/cơ sở.

 Các chi phí khác xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
 Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí kiểm tra định kỳ sau khi xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

5. Phí dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Tre Việt

  ➤ Hộ kinh doanh: 10.000.000 đồng

 ➤ Doanh nghiệp: 11.000.000 đồng - 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…)

Thời gian cấp 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ


6. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CƠ SỎ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

1.  Đơn đề nghị cấp Giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh thực phẩm (kho đông lạnh, dịch vụ ăn uống - nhà hàng...);

2.  Bản sao Giấy đăng ký thành lập công ty;

3.   Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn thực phẩm của kho bảo quản thực phẩm;

4.   Bản vẽ sơ đồ mặt bằng (kho lạnh, nhà hàng,...) bảo quản thực phẩm;

5.   Danh sách xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;

6.   Giấy khám sức khỏe của người chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Sau khi hồ sơ hợp lệ có đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng quản lý đi kiểm tra thực tế có đử điều kiện thì cấp, không đủ điều kiện thì phải bổ sung (có Biên bản kiểm tra).

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận VSATTP có giá trị sử dụng trong vòng 03 năm.
  • Bạn cần nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận VSATTP theo quy định.
  • Có thể ủy quyền cho người khác nhận Giấy chứng nhận VSATTP thay bạn.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận VSATTP, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cần treo Giấy chứng nhận VSATTP tại nơi dễ nhìn thấy trong cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của bạn.
  • Cần thực hiện các biện pháp để duy trì các điều kiện về VSATTP tại cơ sở của bạn.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ về VSATTP theo quy định.
  • Cập nhật Giấy chứng nhận VSATTP khi có thay đổi về thông tin của cơ sở hoặc Giấy chứng nhận hết hạn.

 

Lưu ý rằng Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thể có thay đổi tùy theo quy định của từng tỉnh, thành.

Hãy liên hệ Luật Tre Việt để biết thêm chi tiết
Hotline: 0989185188

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .