CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Thế nào là sản phẩm VietGAP, Global GAP, Organic, tiêu chuẩn của nó, lợi ích

20/02/2024
 108

Thế nào là sản phẩm VietGAP, Global GAP, Organic, tiêu chuẩn của nó, lợi ích 

I. VietGAP là gì? VietGAP là một trong những tiêu chuẩn vô cùng cần thiết để đảm bảo về chất lượng và sự an toàn vệ sinh của thực phẩm. Thực phẩm được chứng nhận VietGAP cũng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hơn. Sau đây, ISOCUS sẽ giới thiệu về VietGAP để giúp mọi người có một cái nhìn rõ nét hơn về tiêu chuẩn này.  

1.1 Tiêu chuẩn Vietgap là gì?

VietGAP là từ viết tắt cho cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices. Có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này được phát triển và ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; áp dụng cho mọi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. 

Các lĩnh vực áp dụng tiêu chuẩn Vietgap là gì

VietGAP bao gồm các tiêu chuẩn, nguyên tắc và quy trình hướng dẫn cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến và đưa thực phẩm vào tiêu thụ đảm bảo về mặt an toàn và chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo phúc lợi cho xã hội và người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.  

Về cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn căn cứ vào: 

  • Các luật định của Việt Nam như: Luật An toàn thực phẩm; Luật Bảo vệ môi trường, Luật  Tài nguyên nước;...
  • Hướng dẫn của FAO
  • Các tiêu chuẩn như AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP, HACCP,...

1.2 Các tiêu chí của tiêu chuẩn VietGap

Khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong thực hành sản xuất nông nghiệp, các tổ chức cần chú ý đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau: 

Tiêu chí 1: Các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

Căn cứ vào sản phẩm của tổ chức là gì (thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản) mà VietGAP sẽ đưa ra quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất tương ứng với các quy định cụ thể của từng lĩnh vực nông nghiệp. Bao gồm từ khâu lựa chọn đất, giống nuôi trồng, phân bón cho tới khâu thu hoạch.

Tiêu chí 2: An toàn thực phẩm

Phải đảm bảo quá trình từ sản xuất tới kinh doanh thực phẩm không bị nhiễm hóa chất bảo quản hay dư lượng kháng sinh. Đảm bảo thực phẩm khi tiêu thụ tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Các tiêu chí của tiêu chuẩn Vietgap là gì

Tiêu chí 3: Môi trường làm việc

Các yếu tố về vấn đề lao động cần phải được kiểm soát để đảm bảo không lạm dụng người lao động quá mức. 

Tiêu chí 4: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Tiêu chí này cho phép sản phẩm có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc khâu đầu vào tới khâu trở thành thành phẩm lưu thông trên thị trường. Cũng như giúp người tiêu dùng nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nó. 

1.3 Tiêu chuẩn VietGap gồm những gì?

Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm những nội dung quan trọng như sau: 

 

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • Giống và gốc ghép
  • Quản lý đất và giá thể
  • Phân bón và chất phụ gia
  • Nước tưới cho cây trồng
  • Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • Quản lý và xử lý chất thải
  • An toàn lao động
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

II. Tiêu chuẩn Global GAP là gì?

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP) là tất cả các tiêu chuẩn do quốc gia, nhóm quốc gia, tổ chức quy định mục đích để chỉ dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, sức khoẻ, an sinh xã hội cho người lao động và bảo vệ môi trường. 

Tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (Global Good Agricultural Practice), là tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.

Có 252 tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn Global GAP, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.

III. Organic là gì? Thế nào là một sản phẩm organic?

Organic là từ khóa quen thuộc để chỉ những sản phẩm hữu cơ. Nhìn chung, một sản phẩm organic thường sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Nếu là thực phẩm, sản phẩm phải được sản xuất tại nông trại theo quy trình đảm bảo chất lượng an toàn.

  • Organic Food không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, bức xạ ion, nguyên liệu biến đổi gene, chất bảo quản, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu…

  • Mọi sản phẩm organic đều đạt chuẩn chất lượng, được phép lưu hành trên thị trường thông qua hệ thống kiểm định riêng.

  • Độ lành tính cao, hướng đến sự tươi mát từ thiên nhiên.

3.1 Điều kiện môi trường để tạo ra các sản phẩm organic
  • Tiêu chí này sẽ được áp dụng cho thực phẩm organic. Biết được điều kiện môi trường tạo ra sản phẩm này, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn sản phẩm organic là gì, yên tâm hơn trong quá trình lựa chọn và sử dụng:

    • Khu vực trồng trọt, chăn nuôi thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên, xa các khu công nghiệp hoặc thành phố đông đúc.

    • Không bị tác động bởi nguồn nước - đất đai hay không khí bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm.

    • Quy trình thu hoạch sản phẩm đều là thủ công (áp dụng với cả động vật lẫn thực phẩm).

    • Diệt sâu bọ bằng tay, các chế phẩm sinh học hoặc dùng thiên địch.

3.2 Cách để nhận biết một sản phẩm organic
    • Đầu tiên, bạn cần biết cách nhận biết nhãn hiệu của các sản phẩm organic:

    • Sản phẩm hoàn toàn là hữu cơ - 100% organic.

    • Sản phẩm hữu cơ trên 95% - organic.

    • Sản phẩm tối thiểu 70% thành phần hữu cơ - Made with Organic ingredients (nghĩa là có chế biến từ thành phần hữu cơ). Dạng sản phẩm này sẽ không được phép có nhãn hiệu mà chỉ liệt kê các thành phần cụ thể bên trong.

    • Bên cạnh đó, bạn còn có thể nhận biết sản phẩm organic qua mã PLU (Price Look - up) trên bao bì. Đây là các mã code được công bố và kiểm soát bởi Hiệp hội quốc tế về tiêu chuẩn sản phẩm (International Federation for Produce Standards - IFPS). Chúng sẽ giúp bạn nhận diện sản phẩm organic tốt hơn. 

3.3 Những yêu cầu cơ bản về chứng nhận organic Việt Nam

Chứng nhận organic là gì?

Sau khi hiểu rõ sản phẩm organic là gì, bạn cũng yên tâm rằng chúng sẽ có chứng nhận rõ ràng. Theo đó, chứng nhận organic cho biết mức độ hữu cơ trong mỗi loại sản phẩm. Cụ thể, quy trình ấy sẽ trải qua các bước:

  • Cung cấp hồ sơ chứng minh organic cho cơ quan kiểm duyệt.
  • Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá sơ bộ.

  • Cơ quan đánh giá chính thức tại doanh nghiệp.

  • Cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ.

Các yêu cầu cơ bản về chứng nhận organic tại Việt Nam

Có 6 yêu cầu cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo để đạt được chứng nhận organic tại Việt Nam:

    • Về vấn đề đa dạng sinh học.

    • Về vùng đệm.

    • Về việc vật liệu biến đổi gene.

    • Về quá trình sản xuất song song.

    • Về hạt giống và vật liệu cây trồng.

    • Về đầu vào hữu cơ. 

IV Những sản phẩm organic trong đời sống

4.1 Thực phẩm organic

Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của organic, được chia làm 2 loại là động vật và thực vật. Nếu là rau quả, chúng được áp dụng các điều kiện nuôi trồng chuẩn tự nhiên. Nếu là động vật, chúng sẽ ăn thực phẩm organic, không ăn thực phẩm GMO, được ngừa bệnh bằng các phương pháp lành tính. 

4.2 Mỹ phẩm organic

Là những loại mỹ phẩm có thành phần hữu cơ, không có hoặc rất ít hàm lượng hóa chất khác. Như vậy, bạn có thể an tâm phần nào khi lựa chọn sử dụng dạng sản phẩm này cho làn da. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ mỹ phẩm organic và mỹ phẩm thiên nhiên là khác nhau. Trong khi sản phẩm hữu cơ cần gắn mác chứng nhận thì điều này không được kiểm soát kỹ trong các loại mỹ phẩm thiên nhiên. Nếu không chú ý, bạn sẽ mua phải những mặt hàng chứa rất ít thành phần thiên nhiên, không đáp ứng đúng nhu cầu lành tính mà bạn tìm kiếm. 

Những sản phẩm organic trong đời sống

4.3 Các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cơ thể

Nhiều người dùng cho biết càng dùng các mặt hàng chăm sóc cơ thể, họ càng hiểu rõ sản phẩm organic là gì. Điểm chung là tất cả đều có chiết xuất lành tính và hương thơm dịu nhẹ. Tuỳ loại da mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Một số gợi ý organic phổ biến hiện nay là: sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh, xà phòng, sữa rửa mặt,...

V. Tại sao nên sử dụng sản phẩm organic? 

  • Đã nhận được chứng nhận an toàn của các cơ quan uy tín.
  • Độ lành tính và an toàn cao đối với sức khỏe.
  • Hạn chế nhiều yếu tố độc hại, giữ lại lượng dinh dưỡng vốn có.
  • Hương vị tươi mát, chuẩn thiên nhiên.
  • Góp phần bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
LUẬT TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188
Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .