CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

VỤ GIẾT NGƯỜI TẠI CHÙA ĐÔNG LAI - THÀNH PHỐ TỪ SƠN NGÀY 04/12/2023 VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA KẺ GIẾT NGƯỜI

06/12/2023
 372

1.     Tóm lược nội dung vụ án

Quen nhau qua mạng xã hội, Thiện từ Thừa Thiên - Huế ra tỉnh Bắc Ninh tìm gặp bạn gái đang học cấp 3 để nói chuyện. Hẹn gặp bạn ở chùa Sặt và nảy sinh mâu thuẫn, Thiện dùng dao đâm làm 2 người chết, 1 người bị thương rồi tự tử bất thành.

Trước đó, hồi 17 giờ 59 phút, ngày 4/12, Công an phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn tiếp nhận tin báo tại chùa Đông Lai thuộc khu phố Trang Liệt, phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xảy ra vụ giết người đặc biệt nghiêm trọng.

Ngay khi tiếp nhận tin báo, lực lượng Công an phường Trang Hạ đã đến hiện trường khống chế, bắt giữ đối tượng gây án là Huỳnh Ngọc Thiện, sinh ngày 19/4/2004, quê tại thôn Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai và phối hợp đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Huỳnh Ngọc Thiện, đang học trường công nghệ IT, tỉnh Thừa Thiên Huế, quen chị N.N.A ở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh qua mạng xã hội.

Ngày 04/12/2023, đối tượng Thiện đến Từ Sơn và hẹn gặp chị N.N.A tại chùa Đông Lai để nói chuyện. Chị N.N.A cùng 5 người bạn đến gặp đối tượng Thiện. Tại đây, Thiện đã dùng dao đâm chị N.N.A, chị N.N.C.A và anh Đ.M.K. Sau đó, Thiện dùng dao tự đâm vào ngực và cắt cổ tay.

Hậu quả, chị N.N.A và chị N.N.C.A đã tử vong tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, anh Đ.M.K bị thương tích, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Đối tượng Thiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định.

2.     Phân tích cấu thành tội phạm

2.1.         Căn cứ pháp lý

          Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người, tuy nhiên điều luật này không mô tả chi tiết các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực thực tiễn xét xử các vụ án đã thừa nhận rằng: Định nghĩa khái quát về tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.

          Trong vụ án này, qua quá trình điều tra, xác nhận ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã xác định được Thiện đã dùng dao đâm làm 2 người chết, 1 người bị thương.

2.2.         Mặt khác thể của tội giết người

Hành vi phạm tội giết người là hành vi xâm phạm tính mạng của người khác. Ở đây, hành vi của Thiện đã xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của 3 người, là chị N.N.A, chị N.N.C.A và anh Đ.M.K.

2.3.         Mặt khách quan của tội phạm

o  Hành vi khách quan của tội giết người là một hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật.

o  Hành vi tước đoạt mạng sống của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra chết người, chấm dứt sự sống của con người. Những hành vi không có khả năng này đều không được xem là hành vi khách quan của tội danh giết người. Cụ thể các hành vi có khả năng chấm dứt sự sống của con người như: hành động đâm, chém, bắn,….. Hành vi khách quan của tội giết người có thể là những hành vi không hành động – Họ phải làm một số hành động nào đó để bảo vệ tính mạng cho người khác nhưng họ lại không hành động, không thực hiện những hành động đó. Hành vi không hành động của họ có khả năng gây ra chết người.

o  Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được xem là hành vi khách quan của tội giết người phải là một hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi gây ra cái chết cho người khác nhưng được pháp luật cho phép thì không phải là một hành vi khách quan của tội danh giết người, như: hành vi tước đoạt mạng sống của người khác trong phòng vệ chính đáng, phạt tử hình, trong tình thế cấp thiết,…

o  Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác, nhưng có sự đồng ý của người đó (nạn nhân). Động cơ của hành vi này có thể khác nhau, nhưng trong đó có những động cơ mang tính chất nhân đạo.

o  Hậu quả làm chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội giết người. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra trên thực tế thì tội phạm có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

o  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác – Hành vi đã thực hiện và hậu quả của hành vi này là chết người đã xảy ra, đây là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm giết người được quy định trong Bộ luật Hình sự.

o  Việc xác định mối quan hệ nhân quả là một điều kiện cần thiết để buộc người có hành vi giết người phải chịu hậu quả về việc làm chết người. Người có hành vi giết chết người khác một cách trái pháp luật thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu như hành vi của họ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người khác. Việc xác định này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp của giám định pháp y.

          Trong vụ án này, vì mâu thuẫn tình cảm, Thiện đã đến Từ Sơn và hẹn gặp chị N.N.A tại chùa Đông Lai để nói chuyện. Chị N.N.A cùng 5 người bạn đến gặp đối tượng Thiện. Tại đây, Thiện đã dùng dao đâm chị N.N.A, chị N.N.C.A và anh Đ.M.K. Sau đó, Thiện dùng dao tự đâm vào ngực và cắt cổ tay.

          Hậu quả, chị N.N.A và chị N.N.C.A đã tử vong tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, anh Đ.M.K bị thương tích, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Đối tượng Thiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

          Như vậy, Thiện đã dùng dao tác động, cụ thể là đâm, nhằm tước đoạt mạng sống của 03 nạn nhân kể trên. Hậu quả khiến 2 người tử vong và 1 người bị thương. Mối quan hệ nhân quả giữa việc thiện tác động và 2 nạn nhân chết, 1 nạn nhân bị thương đã được thể hiện rõ.

2.4.         Chủ thể của tội phạm giết người

Chủ thể của tội phạm giết người là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.

          Ở đây, Thiện được xác định sinh năm 2004, là sinh viên đang học trường công nghệ IT, tỉnh Thừa Thiên Huế. Như vậy, có thể khẳng định, Thiện là chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

2.5.         Mặt chủ quan của tội phạm giết người

o  Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý này có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp.

o  Trong trường hợp tước đoạt mạng sống của người khác với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả chết người (hậu quả chết người tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

o  Trong trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy nhiên để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra, hay nói cách khác, họ chấp nhận cho hậu quả đó xảy ra, cụ thể:

o  Nếu hậu quả gây chết người chưa xảy ra trên thực tế và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, thì trong trường hợp này người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng trong giai đoạn giết người chưa đạt.

o  Còn nếu hậu quả chết người chưa xảy ra trên thực tế và người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ bị chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu nạn nhân có thương tích xảy ra) hay các tội khác mà người phạm tội đã thực hiện, mà không bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt như với lỗi cố ý trực tiếp.

o  Mục đích, động cơ trong tội giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

          Ở vụ án này, Thiện đi từ Thừa Thiên – Huế ra Bắc Ninh, chủ động hẹn chị N.N.A (là một trong các nạn nhân) gặp mặt tại chùa Đông Lai, thuộc địa phận TP. Từ Sơn để nói chuyện. Tuy nhiên lại dùng dao đâm chị N.N.A và sau đó đâm thêm 2 nạn nhân khác. Rồi Thiện dùng dao tự đâm vào ngực và cổ tay. Tức là Thiện (có thể có sự chuẩn bị trước), thấy được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người nhưng vì mong muốn hậu quả xảy ra nên vẫn thực hiện hành vi phạm tội. Không những thế, để tránh bị xét xử trước pháp luật, Thiện còn có hành vi tự sát.

          Hậu quả, sau hành vi của Thiện, 02 người chết và 01 người bị thương (do được cứu chữa ngoài ý muốn chủ quan của Thiện).

3.     Trách nhiệm hình sự của kẻ sát nhân

          Như đã phân tích ở trên, Thiện có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. 

          Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.”

          Có thể thấy rõ, trong vụ án này, Thiện có thể bị truy tố với các tội danh thuốc điểm a, b, và n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, mức hình phạt Tòa có thể tuyên là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .