CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

TỬ TÙ VÀ QUY TRÌNH TIÊM THUỐC ĐỘC

22/05/2023
 140

1. Tử tù là gì?
Tử tù là người thực hiện hành vi phạm tội đã bị toà án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.

2. Hình thức thi hành án tử hình: Tiêm thuốc độc

3. Quy trình tiêm thuốc:

Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Cán bộ trực tiếp thực hiện các bước sau:

-  Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

- Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

- Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Trường hợp 1:  Sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, thì sử dụng thuốc dự phòng;

Trường hợp 2: Sau lần tiêm thuốc dự phòng người bị thi hành án tử hình chưa chết thì tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp 3: Tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

3. Kết luận

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1.     Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

 

2.     Người đủ 75 tuổi trở lên;

 

3.     Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .