SO SÁNH TỘI BUÔN LẬU VÀ TỘI TRỐN THUẾ
1. Buôn lậu là gì?
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật. Theo đó ta hiểu rằng buôn lậu chính là hành vi buôn bán các loại hàng hóa, ngoại tệ, kim khí, đá quý hay những di vật, cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa mà Nhà nước ta cấm xuất khẩu hoặc buôn bán qua biên giới nhưng không thực hiện việc đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.
2. Trốn thuế là gì?
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên thực tế, hiện nay tình trạng trốn thuế ngày càng xảy ra khá phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trốn thuế ở đây được hiểu là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các phương thức trái luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Hành vi trốn thuế này xâm phạm chính sách thuế của nhà nước trong tất cả các lĩnh vực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước. Pháp luật cần có những chế tài xử lý phù hợp đối với hành vi trốn thuế để góp phần ngăn chặn hành vi trốn thuế.
Các hành vi được xem là trốn thuế được quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
3. So sánh tội buôn lậu và tội trốn thuế
Tội buôn lậu và tội trốn thuế có nhiều điểm chung về dấu hiệu pháp lý tội phạm như:
– Tội trốn thuế và buôn lậu đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Cả hai tội này đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế thị trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
– Chủ thể phạm tội có thể cá nhân hoặc pháp nhân thương mại; bất kỳ cá nhân nào đạt độ tuổi luật (Đủ 16 tuổi trở lên) định và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực hành vi dân sự
– Giống nhau về mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội ở cả 2 tội này đều là lỗi cố ý.
Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu hơn ta sẽ thấy giữa hai tội danh này vẫn tồn tại rất nhiều điểm khác nhau:
Tiêu chí |
Tội buôn lậu |
Tội trốn thuế |
Căn cứ pháp lý |
- Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 |
- Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 |
Chủ thể |
- Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và (đủ 16 tuổi trở lên) đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật |
- Chủ thể của tội phạm trốn thuế là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (người đủ 16 tuổi trở lên). - Chủ thể của tội phạm này chỉ là những người phải nộp thuế theo quy định của pháp luật và phụ thuộc vào đối tượng phải nộp các loại thế theo quy định của Nhà nước. |
Mặt chủ quan của tội phạm |
- Người thực hiện hành vi buôn lậu là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi buôn lậu nào được thực hiện do cố ý gián tiếp. - Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu. |
- Người thực hiện hành vi trốn thuế là cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhưng vẫn thực hiện. Động cơ duy nhất khi thực hiện tội phạm là tư lợi, càng trốn được nhiều thuế thì lợi nhuận đạt được càng cao. - Về ý chí: người phạm tội mong muốn trốn được một phần hoặc toàn bộ số thuế phải nộp. - Động cơ trốn thuế là tư lợi với đặc điểm tâm lý của người kinh doanh là trốn được càng nhiều thuế thì càng có lợi. |
Khách thể |
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa. - Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa và hàng cấm. + Hàng hóa là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường. +Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. + Ngoại tệ; + Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim… (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) + Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emôrot và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) + Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định (Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001 và Chủ tịnh nước công bố ngày 12-7-2001). |
Khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là ngân sách nhà nước bị thiệt hại do không thu được thuế. Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là ngân sách Nhà nước. - Các loại thuế phải nộp ở Việt Nam hiện nay: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập... |
Mặt khách quan của tội phạm |
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan -Tội phạm thể hiện ở hành vi: Buôn bán trái phép qua biên giới. - Các thủ đoạn thường được thực hiện: + Nếu căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa các bên thì không có hành vi buôn lậu, nhưng xem xét một cách khách quan toàn diện thì hành vi buôn bán đó là hành vi buôn lậu; + Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để nhập hàng hóa không đúng với giấy phép. + Lợi dụng sự yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép nhập hàng hóa, khi Hải quan phát hiện có hiện tượng không bình thường nhưng cũng không có cách nào quy kết được đó là buôn lậu hay không buôn lậu. + Nhập hàng hóa núp dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà tiêu thụ ngay trong nước. + Khi Nhà nước có chủ trương không đánh thuế xuất nhâp khẩu đối với một số hàng hóa thì người phạm tội lại nghĩ ngay đến thủ đoạn trộn lẫn hàng hóa có thuế xuất bằng không với hàng hóa khác để trốn thuế xuất nhập khẩu. Thứ hai: Dấu hiệu hậu quả của tội phạm - Hậu quả của tội phạm buôn lậu đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa. - Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội buôn lậu có thể là: - Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới; - Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác,… |
Thứ nhất, dấu hiệu hành vi khách quan - Tội phạm thể hiện ở hành vi: không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Các thủ đoạn thường gặp: + Gian dối trong kê khai hàng hoá trong sản xuất hoặc kinh doanh. + Kinh doanh không đăng ký hoặc đăng ký không đúng quy mô sản xuất, chủng loại hàng hoá. + Sử dung các giấy tờ, chứng từ không đúng quy định hoặc có hành vi sửa chữa chứng từ, hoá đơn hoặc dùng chứng từ hoá đơn quay vòng nhiều lần. Thứ hai, dấu hiệu hậu quả tội phạm - Hậu quả trực tiếp: hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
|
Hình phạt |
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này; b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; h) Phạm tội 02 lần trở lên; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa; i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Trốn thuế và buôn lậu đều là những hành vi vi phạm pháp luật và gây ra những ảnh hưởng xấu đến kinh tế thị trường ở nước ta. Do đó, để xã hội thêm văn minh, nước nhà ngày một phát triển, mỗi cá nhân cần tự ý thức về hậu quả hành vi mình gây ra, không trốn tránh nghĩa vụ và tuân thủ pháp luật.
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý xin vui lòng liên hệ để được TreViet Law hỗ trợ nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!