CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Phân biệt tội Buôn lậu Điều 188 và Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Điều 189 BLHS

19/04/2024
 39

 

Phân biệt tội Buôn lậu Điều 188 và Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Điều 189 BLHS

Khái niệm tội buôn lậu

Tội buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLHS, thì :

"1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật”.

Tội buôn lậu có 6 khoản, Khoản từ 1 đến 5 quy định về trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, trong khi khoản 6 quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội

Tội buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý nhằm mục đích bán

Khái niệm: Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Theo quy định của Điều 189 Bộ luật Hình sự thì vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được hiểu là hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ (bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ), kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc từ nội địa qua khu phi thuế quan nhưng không có giấy phép hoặc không đúng với quy định của Nhà nước về vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Việt Nam.

Về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán.

khi nào hành vi vận chuyển hàng hóa quan biên giới bị coi là hành vi buôn lậu ( giúp sức người buôn lậu)? Tại sao?

Buôn lậu:

Định nghĩa: Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng hóa, ngoại tệ, kim khí, đá quý, hoặc những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nó cũng áp dụng cho việc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới, nhưng không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLHS, thì  Tội buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý nhằm mục đích bán

Ví dụ: Một người vận chuyển hàng hoá qua biên giới mà không tuân thủ quy định về thuế hoặc kiểm soát hải quan nhằm mục đích bán thì bị coi là buôn lậu.

Theo quy định tại Điều 189BLHS Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được hiểu là hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ (bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ), kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc từ nội địa qua khu phi thuế quan nhưng không có giấy phép hoặc không đúng với quy định của Nhà nước về vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Việt Nam.

Hành vi trên chỉ là vận chuyển trái phép không nhằm mục đích bán, nên những người vận chuyển thuê, làm công ăn lương cũng vô tình đồng phạm với vai trò giúp sức hoặc chủ mưu vận chuyển đã đủ yêu tố cầu thành tội Diều 189 tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.  

Như vậy hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới bị coi là hành vi buôn lậukhi phải chứng minh được vận chuyển nhằm mục đích bán (cấu thành hình thức bán)  khi người thực hiện hành vi phạm tội với vai trò là người giúp sức vận chuyển (người khuân vác, lái xe) có hành vi vận chuyển (thuê) hàng hoá, tiền tệ,… qua biên giới hoặc từ biên giới hoặc từ khu thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại cho chủ hàng (người buôn lậu) thì bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức trong đồng phạm trong vụ án buôn lậu đó nếu chứng minh được nhằm mục đích bán.

Hành vi của người giúp sức là hành vi tiếp nhận ý trí của người thực hành, người chủ mưu, người tổ chức nếu bất kỳ người giúp sức nào chứng minh được hoặc được cơ quan điều tra chứng minh) việc vận chuyển trái phép đó nhằm mục đích bán là tội buôn lậu Điều 188, không chứng minh được mục đích vận chuyển trai pháp để bán thì là tội vận chuyển Điều 189 BLHS.

Tội Buôn lậu Điều 188 và tội Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới Điều 189 BLHS về cơ bản giống nhau hành vi, chỉ khác nhau ở việc tội buôn lậu là nhằm mục đích bán.

Vậy vận chuyển hàng hóa sau đó bán lẻ có gọi là tội buôn lậu không ? theo Khoản 1 Điều 188 thì tính giá trị hàng hóa đó từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật”.

Vậy không phân biệt bán buôn hay bán lẻ cứ có hình vi vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc vận chuyển trái phép qua khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại đủ yếu tố cấu thành cơ bản của khoản 1 là phạm tội buôn lậu.

Tại sao hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái phép nhằm mục đích bán được coi là hành vi buôn lậu vì:

Mục đích tách tội buôn lậu ra riêng thành một tội khác với tội Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Điều 189 là BLHS đánh vào người sở hữu vì người đi buôn bán là người có tiền, người là chủ sở hữu số hàng hóa đó. Về mức độ ảnh hường xã hội và ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước (khách thể) là ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với tội Điều 189 tội vận chuyển.

Để Nhà nước thống nhất  quản lý được về chính sách tiền tệ (lãi suất, chứng khoán), chính sách tài khóa (thuế) để ổn định kinh tế vĩ mô thì Nhà nước phải có quy định pháp luật chặt chẽ. Nước có Quốc pháp, nhà có Gia quy.
Để biết rõ hơn hãy liện hệ: 
LUẬT TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .