CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Phân biệt Tố giác, tố cáo, khiếu nại

05/01/2024
 451

Phân biệt tố giác, tố cáo, khiếu nại

Cơ sở pháp lý
• Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
• Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được ban hành ngày 29/12/2017.
• Luật Tố cáo 2018
• Luật Khiếu nại 2011

Về khái niệm
Khái niệm tố cáo .Theo từ điển Tiếng Việt thì tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết về người hoặc hành động phạm pháp nào đó, vạch trần hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm quyền hoặc trước dư luận,… Điều 30 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
Tại Điều 2 Luật Tố cáo 2018 giải thích: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Khái niệm tố giác Từ điển Tiếng Việt nêu tố giác là báo cho cơ quan chính quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó. Đồng thời Bộ luật Hình sự hiện hành cũng giải thích rõ: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền” Như vậy, khái niệm tố cáo bao hàm khái niệm tố giác. Tố cáo là việc công dân phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức và báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về hành vi này. Còn công dân chỉ tố giác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.
Về đối tượng Đối tượng của tố cáo là mọi hành vi phạm pháp luật từ dân sự, hành chính,…
Còn đối tượng của tố giác là các hành vi có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Do đó khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự thì người dân nên làm đơn tố giác thay vì tố cáo.
Về hệ quả pháp lý Tố cáo là quyền của công dân, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, công dân có thể thực hiện hoặc không. Đối với tố giác thì theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, tố giác vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ giám sát và báo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tố chức khác trong xã hội. Từ đó cho thấy, đối với hoạt động tố cáo thì quan hệ pháp lý chỉ phát sinh khi người dân trực tiếp hoặc có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng.
Còn với hoạt động tố giác thì quan hệ pháp lý phát sinh ngay kể từ khi người dân phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm bất kể người đó có tố giác hay không.

Khái niệm Khiếu nại. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ thể có quyền Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Đối tượng bị khiếu nại: - Quyết định hành chính. - Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. - Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: + Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định. + Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu + Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Rút đơn khiếu nại Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

Luật Tre Việt - Tin Tre Việt trọn giá trị 
Hotline: 0989185188

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .