CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Đối tượng tác động của tội phạm hình sự là gì? Các loại đối tượng tác động của tội phạm?

19/04/2024
 719

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Bài viết phân tích và làm rõ dối tượng tác động và phân loại đối tượng tác động của tội phạm:

1. Đối tượng tác động của tội phạm?

Khi xâm phạm khách thể bao giờ cũng tác động đến đối tượng nhất định. Tuy gần gũi với khách thể nhưng đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể. Đối tượng tác động của tội phạm là những phần bên trong khách thể của tội phạm mà khi tác động đến nó thì người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.

Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây:

- Con người đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;

- Các vật thể như tài sản, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con người;

- Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm khác khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có tính trừu tượng. Việc quy định quan hệ xã hội nào là khách thể của tội phạm tùy thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế khách thể tội phạm mang tính chất giai cấp. Các tội phạm đều xâm phạm và gây thiệt hại cho khách thể, tuy nhiên không phải tội phạm nào cũng gây thiệt hại cho đối tượng tác động, như tội trộm cắp tài sản chỉ làm chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác, chứ tài sản không bị hư hỏng. Đối tượng tác động của tội phạm là vật thể không mang tính giai cấp, nhưng quyền sở hữu tài sản ấy là sự thừa nhận của Nhà nước với chủ sở hữu lại mang tính giai cấp.

Đối tượng tác động của tội phạm khác công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng chịu sự tác động của hành vi phạm tội, còn công cụ phương tiện phạm tội là những công cụ, phương tiện được người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội, để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. Công cụ, phương tiện của tội phạm có tác dụng hỗ trợ cho việc phạm tội thuận lợi.

Khách thể tội phạm là yếu tố của cấu thành tội phạm, là quan hệ xã hội được Nhà nước dùng Luật Hình sự để bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận mà sự tồn tại của nó làm khách thể tồn tại. Đối tượng tác động cũng như công cụ, phương tiện không phải là những dấu hiệu bắt buộc trong yếu tố khách quan của mọi cấu thành tội phạm, trừ một số trường hợp có điều luật quy định.

Ví dụ: Tội tham ô tài sản: Khách thể là trật tự quản lý nhà nước về kinh tế nhưng đối tượng tác động là tiền, tài sản đã bị kẻ phạm tội chiểm đoạt.

Hay tội giết người. Khách thể của tội giết người là tính mạng, quyền sống của con người. Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống (chứ không phải người đã chết). Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

2. Quy định chung về đối tượng tác động của tội phạm

Sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động là bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội.

Các bộ phận của khách thể của tội phạm có thể bị tác động là:

- Chủ thể của quan hệ xã hội;

- Nội dung của quan hệ xã hội (là hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội) hoặc

- Đối tượng của quan hệ xã hội (là sự vật hoặc lợi ích mà qua đó quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại).

 

Bất cứ tội phạm nào cũng đều tác động làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động cụ thể. Sự làm biến đổi tình trạng này là phương thức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội. Sự làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động trong chừng mực nhất định cũng có thể được gọi là sự xâm phạm đối tượng tác động như thực tế hiện nay vẫn gọi tên một số nhóm tội theo đối tượng tác động. Vỉ dụ: Các tội xâm phạm tài sản; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ... Cách gọi này tuy chưa thể hiện được bản chất của tội phạm nhưng có thể chấp nhận được nếu hiểu sự xâm phạm đối tượng tác động luôn luôn có nghĩa là sự xâm phạm bộ phận của quan hệ xã hội và qua đó xâm hại quan hệ xã hội. Luật hình sự Việt Nam bảo vệ các quan hệ xã hội thông qua việc bảo đảm tình ttạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội. Sự bảo vệ đối tượng tác động cụ thể luôn luôn có ý nghĩa là bảo vệ các bộ phận của quan hệ xã hội và qua đó để bảo vệ quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.

3. Ba loại đối tượng tác động của tội phạm

 

Thứ nhất, Con người - chủ thể của quan hệ xã hội

Con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên vừa.là thực thể xã hội có thể là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong các quan hệ xã hội có quan hệ xã hội chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người là chủ thể của quan hệ xã hội đó. Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội thuộc loại này. Các tội phạm được quy định trong Chương XIV BLHS đều có đối tượng tác động là con người. Những hặnh vi phạm tội của nhóm tội phạm này có thể là hành vi tước đoạt tính mạng, hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.

Thứ hai, Đối tượng vật chất - khách thể của quan hệ xã hội

Trong các quan hệ xã hội được luật hình sợ bảo vệ có quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất như quan hệ sở hữu... Các hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản một cách ưái pháp luật đều là những hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. Sự làm biến đổi tình trạng này có thể do những loại hành vi khác nhau gây ra như hành vi chiếm đoạt, hành vi chiếm giữ, hành vi sử dụng trái phép, hành vi huỷ hoại hay làm hư hỏng...

Thứ ba, Hoạt động bình thường của chủ thể - nội dung của quan hệ xã hội

Luật hình sự bảo vệ quan hệ xã hội không chỉ qua việc đảm bảo tình ưạng bình thường cho con người là chủ thể của quan hệ xã hội, cho đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội mà ở những quan hệ xã hội nhất định, còn qua việc bảo đảm hoạt động bình thường của chủ thể với ý nghĩa là nội dung của quan hệ xã hội. Trong những trường hợp đó, hoạt động bình thường của chủ thể được coi là đối tượng tác động của tội phạm. Sự làm biến đối tình trạng của đối tượng tác động ở đây là sự cản trở hoạt động bình thường của chủ thể hoặc dưới hình thức làm biến dạng xử sự của người khác hoặc dưới hình thức tự làm biến dạng xử sự của chính mình.

Ví dụ: Hành vi đưa hối lộ (Điều 364 BLHS) là hành vi nhằm làm biến dạng xử sự của người có chức vụ, quyền hạn; hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015) là hành vi tự làm biến dạng xử sự của chính mình.

Việc xâm hại quan hệ xã hội bằng cách tác động đến đối tượng tác động của tội phạm không có nghĩa là đối tượng tác động của tội phạm cũng luôn luôn bị hư hại cùng với các quan hệ xã hội. Trong nhiều trường họp, đối tượng tác động của tội phạm không rơi vào tình trạng xấu hơn so với trước khi tội phạm xảy ra.

Ví dụ: Người trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho tài sản trộm cắp là đối tượng tác động của tội phạm mà còn có thể có biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt...

Khi nghiên cửu đối tượng tác động của tội phạm cần phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ, phương tiện phạm tội là đối tượng được người phạm tội sử dụng để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Với vai trò là bộ phận của khách thể của tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm có thể được phản ánh là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: Điều 303 BLHS quy định đối tượng tác động của tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia phải là công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hoá và xã hội.

Đối với những trường hợp này, việc xác định đối tượng tác động của tội phạm là bắt buộc khi định tội.

Ở một số tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Ví dụ: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội trộm cắp tài sản.

Đổi với những trường hợp này, việc xác định đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt tăng nặng.

 

Trong những trường hợp khác, việc xác định đối tượng tác động của tội phạm có thể có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và và do vậy cũng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

LUẬT TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188

 
Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .