Dấu hiệu bị lừa đảo choi Phường, Hụi? 10 quy định cần lưu ý khi chơi Phường, hụi
Dấu hiệu bị lừa đảo khi chơi Phường Hụi? 10 quy định cần lưu ý khi chơi Phường, hụi
Dấu hiệu bị lừa đảo khi chơi Hụi ? Để đảm bảo an toàn thì cần lưu ý những quy định gì khi chơi hụi? Kháng hàng tên Gia Uy - Yên Phong, BẮc Ninh hỏi
I Dấu hiệu bị lừa đảo khi chơi Phường Hụi
Chơi Phường, Hụi là gì ?
Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
Động cơ mục đích cuả chủ phường là Huy động tiền của dân về tiêu trước (vay trước sau đó tuyên bố vỡ nợ) nếu nói đi vay lãi suất cao thì dân sợ không giám cho vay, nhưng rủ chơi phường cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế là mọi người tham gia rất đông (bị lừa).
Đánh chúng tâm lý người dân tham gia chơi phường có lãi, người dân hiểu biết về pháp luật thấp, Chủ phường đã vận động người quen biết tham gia chơi phường, hụi, họ nói là để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế khi chơi phường. Chủ phường Hụi đi vận động thường nói là “người cùng thôn / quen biêt phải tin nhau, không ai lấy tiền của các ông, các bà” . Rồi chủ Phường, Hụi tham gia cùng lúc nhiều dây phường. Từ việc tổ chức nhiều dây phường, mỗi dây phường có giá trị đóng góp lần đầu khi mở phường đến hàng trăm triệu đồng, mà người lĩnh phường là Chủ phường (các thành viên nộp đủ theo suất chơi, Chủ phường được ưu tiên không phải húc). Sau một thời gian hoạt động của các dây phường, Chủ phường thực hiện việc húc phường nhiều lần trong một dây phường và Chủ phường húc cho cả người chơi vắng mặt, mà người đó những người tham gia không hề biết có chơi thật hay là không chơi (ảo). Kết quả sau cùng là Chủ phường tuyên bố vỡ phường, nhằm chiếm đoạt tiền của những người tham gia đã nộp trước đó.
Lý do vỡ Phường, Hụi là do chủ phường tham gia nhiều dây cùng lục, tham gia của những người ảo, húc cho những người ảo (húc cho bản thân chủ phường). Tóm lại Chủ phường lấy trước và Húc với mức Húc trúng thấp, sau đó không có tiền để đóng tiền phường về sau, mỗi dây phường thường khoảng 50 suất tức khoảng 50 tháng mới hết một vòng dây phường. Do vậy chủ phường không có tiền đóng nên tuyên bố vỡ phường.
Các Hành vi biều hiện cụ thể là:
Thứ nhất, không có chính xác số lượng người chơi chính thức, không có số suất chơi thật cụ thể, không có danh sách những người chơi phường của mỗi dây phường (phường ảo). Chủ phường vận động từng người, từng nhà chơi phường với lãi suất cao khi húc phường, mọi người thấy có lãi nên tham gia đông. Chủ phường không cho người tham gia xem danh sách dây phường đó, số lượng là bao nhiêu người. Thực tế, có người đã được húc phường, có người thì đóng mãi nhưng chưa húc được vì lần nào húc cũng cao hơn mức húc của Chủ phường húc hộ, đến khi chủ phường tuyên bố vỡ phường thì người tham gia mới lo bị mất trắng số tiền đã đóng cho chủ phường.
- Chủ phường tổ chức dây phường không có sổ sách ghi chép, không có quy chế, nội quy phương thức hoạt động của phường bằng văn bản theo quy định của nhà nước. Trong suốt quá trình tham gia phường người tham gia chưa thấy Chủ phường thông báo có bao nhiêu người chơi trong dây phường và cho xem danh sách những người chơi phường.
Thứ hai, Chủ phường gian dối trong việc phổ biến nội quy không đầy đủ và cách thức húc phường, chỉ nhấn mạnh vào vấn đề lãi cao để người dân tham gia đông. Thỏa thuận về dây phường chỉ nói miệng chứ không được thể hiện bằng văn bản về nội quy phường (điều kiện tham gia phường, ra khỏi dây phường (từ bỏ), chấm dứt dây phường, sổ phường, trách nhiệm vi phạm của Chủ phường và người tham gia, quyền và nghĩa vụ của Chủ phường, quyền và nghĩa vụ của người tham gia, cách thức húc, người húc trước người húc sau, những người vắng mặt lúc húc phường thì giải quyết ra sao? Có được húc hộ không?,…).
Thực tế chủ phường thực hiện: Mỗi dây phường khi húc có số tiền đều khoảng từ 100.000.000 đồng trở lên, theo quy định của pháp luật (Nghị định số 114/2006; Nghị định số 19/2019/NĐ-CP) phải đăng ký với UBND cấp xã/ phường nhưng chủ phường lại không đăng ký để nhằm mục đích không có ai giám sát, quản lý nên dễ chiếm đoạt tiền của người dân thiếu hiểu biết pháp luật. Không có sổ phường theo dõi danh sách người tham gia, số suất tham gia mà chỉ nói miệng để lừa dân và chỉ ký nhận tiền của mỗi người tham gia vào tờ giấy hoặc một quyển sổ bằng bàn tay, khi người tham gia đến kỳ lĩnh phường phải nộp tiền, mang sổ để chủ phường tự ghi, ký đã nhận tiền, người chơi giữ sổ nộp tiền riêng của mình, có rất nhiều người khi đến nộp tiền quên không mang sổ, hoặc vì tin tưởng Chủ phường nhiều lần đã nộp không ký sổ, chủ phường cũng không ghi một tờ giấy gì để làm bằng chứng đã nộp tiền dẫn đến tranh chấp, mất trật tự địa phương (đây cũng là một động cơ lừa đảo).
Thứ ba, về cách thức húc: Chủ phường gian dối không phổ biến cách thức húc khi đi vận động người chơi phường, lĩnh phường lần đầu tiên Chủ phường được lấy trước, số tiền bằng 100% các suất phường phải nộp, húc từ lần thứ hai, ai bỏ thấp nhất thì chúng. Người chơi nộp cho chủ phương số tiền mỗi suất theo mức húc trúng, Chủ phường nhận và trả cho người trúng phường, việc lĩnh tiền phường chủ phường ép người lĩnh phải ký vào giấy vay tiền phường trước khi trả tiền phường.
Ví dụ: Dây phường 50 suất mỗi suất 2.000.000 đồng thì thấp nhất đấu húc là 1.200.000 đồng trở lên thường những người húc chúng từ 1.500.000 đồng trở lên, giả sử người tham gia đã được 5 tháng (5 kỳ) đóng được 10.000.000 đồng, đến tháng thứ 6 húc chúng 1.500.000 đồng thì sẽ được nhận số tiền là 45 suất x 1.500.000 đồng = 67.500.000 đồng + 10.000.000 đồng (5 tháng đã đóng) = 77.500.000 đồng và tiếp tục 44 tháng còn lại mỗi tháng nộp 2.000.000 đồng cho chủ phường giữ. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia được lãi suất cao 500.000 đ/ 1.500.000 đ = 33,33 %/ tháng x 12 tháng = 399 %/ năm.
Cách nộp tiền: Đến kì nộp tiền, trong vòng 3 ngày người tham gia phải nộp tiền cho Chủ phường bằng tiền mặt, Chủ phường ghi việc đã nộp vào sổ của người nộp.
Hành vi lừa đảo của việc húc phường là ở chỗ những người không đến húc phường mà muốn húc phường thì chỉ cần điện thoại cho Chủ phường hoặc bất kì một ai để nhờ bỏ phiếu kín, thường chỉ những ai muốn húc (nhận tiền) thì mới đến, khi đến thì mọi người tự ghi số tiền húc vào phiếu. Khi vỡ phường người tham gia mới biết có trường hợp Chủ phường có dấu hiệu gian dối bỏ phiếu hộ người khác mà theo những người tham gia thì người này nhưỡng người chơi/ tham gia chư từng gặp trong suốt quá trình tổ chức dây phường, kể cả sau khi vỡ phường người chơi mới tìm hiểu, xác minh cũng không xác định được là người đó có tham gia dây phường cùng người chơi hay không. Theo quan điểm của những người chơi đây là suất ảo trong dây phường, Chủ phường thay mặt người này húc trúng phường là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những người chơi thật.
Thứ tư: Suất chơi phường của Chủ phường ở mỗi dây phường
Sau khi Chủ phường tuyên bố vỡ phường những người chơi phường thật – những người chơi mới đi gặp Chủ phường để yêu cầu giải quyết vì tất cả những người chơi thật đều đã nộp đủ số tiền theo các kỳ mở phường cho chủ phường nhưng chưa được lĩnh phường. Tại đây người chơi mới biết ở mỗi dây phường Chủ phường có tham gia nhiều suất và Chủ phường đã lấy hết số suất đó kể cả suất lĩnh đủ không phải húc lần đầu khi mở phường theo quy định của Chủ phường – Đây cũng là dấu hiệu lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những người chơi.
Thứ năm, vấn đề vay tiền phường: Như trên chúng tôi đã trình bày việc lĩnh phường Chủ phường lập giấy vay tiền phường và trả hàng tháng theo suất chơi, nội dung này từ đầu chủ phường không phổ biến (nội quy này chưa được thông qua của tất cả mọi người tham gia) đến khi chơi được một thời gian chủ phường nhằm chiếm đoạt tiền thì lại vẽ ra giấy vay tiền phường để một lần nữa chiếm đoạt tài sản của những người chơi thông qua các vụ kiện dân sự đòi tiền như việc một số Tòa án đã thụ lý đưa ra xét xử.
Không có chuyện Chủ phường cho tất cả những người tham gia trong dây phường vay tiền của cá nhân để đóng lại theo suất phường cho Chủ phường. Nếu là vay tiền chung của phường thì việc này phải được thông qua tất cả thành viên nhưng thực tế Chủ phường tự quyết định ép người lĩnh phường phải ký vào giấy vay tiền phường. Đây là dấu hiệu rất rõ về hành vi lừa đảo của chủ phường.
II. 10 quy định cần lưu ý khi chơi Phường, hụi
(1) Chủ Phường,hụi và thành viên dây phường hụi phải thông báo về nơi cư trú mới cho các thành viên còn lại nếu có thay đổi nơi cư trú.
(điểm b, khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(2) Khi có người muốn gia nhập dây phường hụi thì chủ phường hụi phải thông báo các nội dung sau:
- Số lượng dây phường hụi mà mình làm chủ phường hụi
- Số lượng thành viên của từng dây phường hụi mà mình đang làm chủ phường hụi
- Phần phường hụi, kỳ mở phường hụi.
(Khoản 2 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(3) Thỏa thuận về dây phường hụi phải được lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung sau:
- Hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ phường hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
- Số lượng thành viên, hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
- Phần hụi;
- Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi;
- Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
Văn bản thoả thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.
(Điều 7, 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(4) Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.
- Sổ hụi có các nội dung sau đây:
+ Các nội dung của thỏa thuận về dây hụi như mục (3)
+ Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên;
+ Ngày lĩnh hụi, số tiền đã lĩnh hụi của thành viên lĩnh hụi;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi;
+ Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi.
(Điều 12 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(5) Chủ hụi phải giao hụi cho thành viên tại mỗi kỳ mở hụi
Trường hợp đến kỳ mở hụi mà chủ hụi không giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi thì chủ hụi có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:
- Thực hiện đúng nghĩa vụ giao hụi.
- Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh hụi theo quy định của pháp luật.
- Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây hụi có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015.
- Bồi thường thiệt hại (nếu có).
(Khoản 3 Điều 18, Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(6) Thành viên dây hụi được quyền xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu.
(điểm d khoản 1 Điều 15, khoản 5 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(7) Chủ hụi phải giao giấy biên nhận cho thành viên khi thực hiện các hoạt động sau:
- Góp hụi, lĩnh hụi;
- Nhận lãi, trả lãi;
- Thực hiện giao dịch khác có liên quan.
(Điều 13 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(8) Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên;
- Tổ chức từ hai dây hụi trở lên.
Trường hợp thông tin về dây hụi đã được thông mà có sự thay đổi thì chủ hụi phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.
(khoản 1 Điều 14 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(9) Nghiêm cấm lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
(khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
(10) Nghiêm cấm tổ chức hụi để huy động vốn trái pháp luật.
(khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)
Nếu chủ Phường,hụi vi phạm 10 quy định trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Hành vi |
Mức phạt tiền |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
(1) đến (7) |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. |
|
(8) |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
|
(9), (10) |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. |
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Để biết rõ hơn hãy liên hệ Luật Tre Việt - Tin Tre Việt trọn giá trị
Hotline: 0989185188