CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

VÌ SAO TỶ LỆ PHẠM TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Ở ĐỘ TUỔI THANH –THIẾU NIÊN NGÀY CÀNG GIA TĂNG? - Phần 2

06/12/2023
 148

5.       So với nhiều tội danh khác thì Khung hình phạt ở Tội gây rối trật tự công cộng còn thấp. Tuy nhiêu đối với Thanh thiếu niên, nếu bị truy tố xét xử sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống sau này, thưa Luật sư?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Người từ đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm mọi loại tội phạm mà người đó gây ra, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Khoản 2 của Điều 12 xác định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại 1 trong 28 điều luật đã được liệt kê.

Căn cứ Điều 9 BLHS:

“Điều 9. Phân loại tội phạm BLHS căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm chia thành

1. Tội phạm ít nghiêm trọng khung hình phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."

Từ Điều 9 và Điều 12 ta suy ra: Từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm với mọi loại tội phạm hình sự; Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về 1 trong 28 tội được quy định tại Điều 12 của BLHS 2015, chủ yếu là tội về xậm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tình dục, ma túy, an ninh quốc gia có hành vi rất nghiêm trọng, tức là tội có khung hình phạt tù từ 7 năm trở lên.

Đối với tội phạm là thanh thiếu niên nếu bị truy tố xét xử, bắt giam trong khi đang độ tuổi đi học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sự nghiệp của cả đời đứa trẻ đó sau này.

Nếu xử lý không khéo, đối tượng thanh thiếu niên này rất dễ để lại hậu quả tiêu cực, như bất mãn xã hội. Chỉ vì hành vi bồng bột của tuổi mới lớn mà nhiều trường hợp phải đánh đổi cả tương lai, đánh đổi cuộc đời không đáng, gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà pháp luật có sự khoan hồng nhân văn khi xét xử người chưa thành niên có quy trình tố tụng riêng, phiên tòa riêng, án cao nhất là 18 năm tù, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình. Chủ yếu giáo dục là chính để cho Thanh thiếu niên có cơ hội làm lại cuộc đời. Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015:

“1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”.

Khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tòa án không chỉ căn cứ vào Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 (căn cứ quyết định hình phạt) mà còn phải căn cứ vào các quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Chương XII Bộ luật Hình sự 2015 từ Điều 90 đến Điều 104. Các quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm những nguyên tắc, những căn cứ để tòa án áp dụng khi xét xử tội phạm lúc người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội.

Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 07 nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có nguyên tắc chung, có nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, có nguyên tắc quyết định hình phạt. Điển hình là có nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình; chỉ áp dụng hình thức tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất” (khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

Tại Điều 98 Bộ luật hình sự 2015 có đưa ra 4 hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn trong đó, tù có thời hạn là hình phạt nặng nhất được áp đụng đối với tội phạm chưa thành niên.

 Đồng thời, tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tù có thời hạn như sau:

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội phạm tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng tức có khung hình phạt tù trừ 15 năm, trở lên, chung thân, tử hình thì phạt đưa vào trường giáo dưỡng, hoặc giáo dục tại xã phường. Tại trường giáo dưỡng thì vẫn được học văn hóa, học nghề, hoạt động thể thao.

Dưới 12 tuổi phạm tội thì không phải chịu phạt của luật hình sự và luật xử lý VP HC mà chỉ đưa về gia đình tự giáo dục.”    

6. Có nhiều vụ án thanh thiếu niên học đòi từ các bộ phim truyền hình, ví dụ như phim Người phán xử; hoặc các hành vi của giang hồ mạng như Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền…vv. Pháp luật có quy định như thế nào để xử lý những trang mạng xã hội xấu độc này?

Hiện nay, lướt qua các kênh mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook, Youtube hay Tiktok không khó để tìm thấy những video mang nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; Bạo lực; Đồi trụy; Phá hoại đồ đặc, tài sản; Nhạo báng, vu khống hoặc trêu đùa quá mức với người khác,… thậm chí là các phim truyền hình như Biên tập viên đã liệt kê trên có hành vi hướng dẫn người xem học theo làm theo, định hướng dư luận (tức là những video, những phim có ảnh hưởng lớn)

Đó là những video có nội dung xấu, độc hại, không những không đem lại nội dung lành mạnh, bổ ích mà còn có thể ảnh hưởng không tốt tới người xem, đặc biệt là trẻ em.

Hậu quả các video xấu, độc gây ra là vô cùng to lớn. Về đạo đức xã hội, những nội dung video nhảm nhí, phản cảm, đi ngược lại truyền thống đạo đức của người Việt Nam, có thể tác động xấu đến ý thức người xem, từ đó hình thành tư tưởng, nhân cách lệch lạc.

Nguy hiểm hơn, nếu giới trẻ bắt chước làm theo, rất có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tâm lý, tinh thần.

Đăng video xấu, độc hại lên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Bên cạnh đó, người thực hiện vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin.

Đồng thời, theo yêu cầu của trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến xuyên quốc gia như Google, YouTube, Facebook đã có động thái gỡ bỏ một số nội dung xấu, độc hại trên nền tảng của mình.

Ngoài quy định về xử phạt hành chính, trường hợp nội dung video được đăng tải có tính chất làm nhục người khác và đã bị phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Đặc biệt là Tội gây rối trật tự cộng cộng, ở đây là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, giống như vụ việc người mẫu Ngọc Trinh (tên thật là Trần Thị Ngọc Trinh) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “gây rối trật tự công cộng” ngày 19/10/2023 vừa qua chính là một bài học cảnh tỉnh.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018, “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Thêm nữa, theo điểm đ khoản 1 Điều 178 của Luật An ninh mạng, các clip “hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, được xác định là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

7.       Khuyến nghị của Luật sư đối với thực trạng thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng hiện nay?

Tình trạng Thanh thiếu niên hiện nay không chỉ gấy rối trật tự công cộng Điều 318 mà còn vi phạm pháp luật khác nhẹ thì phạt hành chính, nặng thì phạm tội hình sự như tội làm nhục người khác Điều 155, tội vu khống Điều 156, Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Điều 218, Tội giết người Điều 123, tội cố ý gây thương tích Điều 134, Tội bắt giữ người trái pháp luật, tội hành hạ người khác…

Bác Hồ có quan điểm, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.

Theo cá nhân tôi Luật sư Nguyễn Văn Viên:

Trước hết là gia đình. Bố mẹ phải là người bạn đồng hành của con, là người gương mẫu cho con noi theo, dành nhiều thời gian cho con, tâm sự với con nhưng phải để con có khoảng cách, không gian riêng, đồng thời khuyến khích, tin tưởng, chia sẻ với con, bởi giai đoạn dưới 18 tuổi là giai đoạn đang hình thành nhân cách ham học hỏi tri thức khám phá thể giới. Khi con phạm sai lầm, phải bao dung độ lượng, chỉ có bao dung mới dung hòa được giai đoạn tuổi nổi loạn của con, sau đó mới kiểm soạt được con, nếu dùng bạo lực thì sẽ không đạt bởi vì con cũng đang nổi loạn. Ngoài ra, cần chú ý những người mà con tiếp xúc, hướng dẫn con chọn bạn mà chơi, không chơi với bạn xấu, không phù hợp với văn hóa, giao dục nhà mình.

Hạn chế cho con chơi điện thoại, vào internet mà tập trung cho con hoạt động thể chất, đi học để thêm kiến thức tránh để con nghiện điện thoại. Tức là phòng vệ từ sớm, để ý con có zalo, Facebook nào. Mấu chốt của giáo dục thanh thiếu niên là giáo dục cho trẻ biết trách nhiệm bản thân, trách nhiệm với người sinh ra mình (bố mẹ), trách nhiệm với gia đình (ông bà anh chị em ruột sống cùng nhà). Từ đó ý thức trách nhiệm xã hội. phướng hướng phấn đấu trở thành người có ích cho chính bản thân cho chính gia đình và có ích cho xã hội

Thứ hai là Nhà trường, cụ thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để ý theo dõi hành vi và kết quả học tập từng học sinh và thông báo tới phụ huynh từng em để có tiếng nói định hướng, giáo dục chung. Tạo sự liên kết giữa gia đình và nhà trường giáo dục cho trẻ em ngay từ khi mới có hành vi lệch chuẩn.

Bên cạnh đó, theo tôi, để hạn chế hậu quả tiêu cực của các clip xấu, độc trên không gian mạng, nhất là với trẻ vị thành niên, các bậc phụ huynh cần chủ động hướng dẫn các con về nội dung nào nên xem, nội dung nào cần tránh; có biện pháp kiểm tra, giám sát sử dụng thiết bị kết nối mạng như máy tính, điện thoại, Ti vi thông minh,… Báo cáo nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường hợp vi phạm…

 Xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Viên về những thông tin bổ ích nêu trên.

Chương trình LSCB hôm nay đến đây là hết. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .