CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

VÌ SAO TỶ LỆ PHẠM TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Ở ĐỘ TUỔI THANH –THIẾU NIÊN NGÀY CÀNG GIA TĂNG? - Phần 1

06/12/2023
 171

Luật sư của bạn số 7:

Chủ đề: Cảnh báo gây rối trật tự công cộng trong giới trẻ.

Thưa quý vị và các bạn!

Trong thời gian vừa qua, ở hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh BN đều xảy ra tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, đua xe, lạng lách đánh võng, mang theo hung khí nguy hiểm, gây mất trật tự an toàn xã hội. Những vụ gây rối trật tự công cộng nêu trên mang theo nhiều trăn trở của các bậc phụ huynh, các nhà trường và cả cộng đồng xã hội. Đâu là những nguyên nhân, làm thế nào để hạn chế tình trạng nêu trên, chúng tôi sẽ phản ánh với quý vị trong Chương trình LSCB hôm nay.

Như thường lệ, phần đầu của chương trình là tiểu phẩm tình huống pháp luật.

                                   Tiểu phẩm….

Khách mời của chương trình hôm nay là Luật sư Nguyễn Văn Viên, đến từ Đoàn Luật sư tỉnh BN. Xin cảm ơn LS đã tham gia chương trình của chúng tôi.

                LS Chào khán giả.

1.       Đầu tiên xin được hỏi LS: Đánh giá của Luật sư về thực trạng gây rối trật tự trong thanh thiếu niên ở BN trong thời gian qua?

Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta làm rõ các khái niệm, nội hàm của các từ Thiếu niên, Thanh niên, giới trẻ vì chủ để hôm nay là cảnh báo gây rối trật tự trong giới trẻ.

Thiếu niên: chưa có văn bản pháp lý nào viết về khái niệm này. Theo từ điển tiếng việt Thiếu niên là từ hán việt Thiếu nghĩa là trẻ, niên là năm. Thiếu niên là tuổi trẻ. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh do chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi; Điều lệ Đội TNTP giai đoạn 2018 - 2023 tại Điều 1 có quy định Thiếu niên Việt Nam từ 9 đến hết 15 tuổi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Thanh niên: theo quy định tại Điều 1 Luật thanh niên năm 2020, thanh niên là người từ đủ 16 đến 30 tuổi.

Từ những căn cứ trên, theo cá nhân tôi: Thanh thiếu niên là người có độ tuổi từ 9 đến dưới 18 tuổi, là độ tuổi dậy thì phát triển cả về sinh học (thể chất) và tâm lý, là giai đoạn  chuyển giao giữa tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Chủ đề hôm nay tôi nói đến là: “Cảnh báo gây rối trật tự công cộng trong thanh thiếu niên” Vì không có văn bản pháp lý nào khái niệm giới trẻ là trong độ tuổi bao nhiêu nên thay khái niệm giới trẻ là Thanh thiếu niên tức nguwoif từ đủ 9 đến dưới 18 tuổi..

Thực trạng gây rối trật tự trong thanh thiếu niên tại tỉnh Bắc Ninh thời gian qua là đáng báo động, các đối tượng a dua, tụ tập, kết hội nhóm, vi phạm pháp luật tập thể đã ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh, an toàn xã hội của tỉnh nhà. Điển hình: Khoảng 19h30, ngày 11/9, tại tuyến đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh, 1 nhóm thanh niên điều khiển xe lạng lách, bốc đầu xe, khua dao, thách thức lực lượng Công an làm nhiệm vụ. Chưa đầy 24h sau, 13 thanh, thiếu niên đã bị triệu tập tới Cơ quan Công an làm việc về tội gây rối trật tự công cộng. Số thanh, thiếu niên này từ các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, TP Bắc Ninh và phần lớn dưới 18 tuổi, trong đó có người chưa đủ 14 tuổi.

Thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày một tăng không chỉ tại tỉnh Bắc Ninh mà còn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay cũng chưa có số liệu báo cáo nghiên cứu đánh giá cụ thể nào nhưng rất nhiều bài báo đã nói lên vấn nạn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày một gia tăng. Tức là tội phạm ngày càng trẻ hóa.

2.       Theo Luật sư thì: Đâu là nguyên nhân của sự gia tăng nêu trên?

Nguyên nhân gia tăng tội gây rối trật tự công cộng ở độ tuổi thanh – thiếu niên có rất nhiều. 

          Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này đang trong quá trình phát triển, khả năng phân biệt, nhận thức đúng, sai, hợp lý và không hợp lý còn rất hạn chế. Chính vì vậy, phần lớn các thanh thiếu niên chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Khi đó, nếu thiếu đi sự định hướng, uốn nắn kịp thời từ gia đình và nhà trường thì nguy cơ phạm tội sẽ càng trở nên rõ rệt.

          Hầu hết các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đều có vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ không gương mẫu, rượu chè, cờ bạc, phạm tội đi tù, ly hôn, ly thân phải sống cùng ông, bà, chú, bác, cô, dì... Các em thường hay bỏ học sớm, trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc quản lý, giáo dục các em chưa phù hợp, thiếu sự quan tâm hoặc nuông chiều quá mức, nên khi tiếp xúc với những đối tượng hoặc bạn bè xấu dễ bị lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.

 Mặt khác, do tác động tiêu cực, ảnh hưởng mặt trái của các trang mạng Internet, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube,… phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn ma túy, cờ bạc. Lối sống thực dụng, hưởng thụ, lười lao động đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của những đối tượng là thanh thiếu niên. Khi xảy ra mâu thuẫn các đối tượng thường gọi điện thoại hoặc liên lạc nhau qua mạng xã hội và nhanh chóng tụ tập tại một địa điểm nhất định, chuẩn bị hung khí để đánh nhau, thời gian hoạt động là không cố định. Các mâu thuẫn thường xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt, quan hệ nam, nữ, với bản tính côn đồ, thích thể hiện, các đối tượng sẵn sàng sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn, thường là bộc phát, thiếu kiềm chế, vô tình phạm tội mà không biết

      Hiện nay, tỷ lệ phạm tội gây rối TTCC ở độ tuổi thanh – thiếu niên ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng gia tăng bởi Bắc Ninh là 1 trong các thủ phủ công nghiệp của cả nước, dân số du nhập từ khắp các tỉnh thành trên cả nước nên không đồng đều về văn hóa, lối sống, cạnh tranh việc làm, xung đột văn hóa, xung đột lối sống nên dẫn đến nhiều vi phạm trật tự công cộng.

3.       Luật sư có thể cho biết: Tội gây rối trật tự công cộng được quy định như thế nào?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hậu quả trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng thể là: Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người; Có Hành vi dùng vũ lực quậy phá, hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng làm hỏng tài sản Nhà nước, tài sản công dân; Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ï, đua xe máy trái phép; Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng; Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng; Tụ tập đông người, Kéo nhau đến nói, chửi nhau tại nhà riêng người khác cũng phạm tội này; đăng vi deo xấu, độc hại lên mạng xã hội ...

Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng có 2 hình thức là phạt hành chính và xử lý hình sự. 

Phạm tội hậu quả chưa nghiêm trọng thì phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức phạt nhẹ nhất là 300.000 đồng, và cao nhất là 40.000.000 đồng.

Hành vi thực hiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại điều 318, có 2 khung hình phạt, thấp nhất là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù từ 3 tháng đến 2 năm, cao nhất là 7 năm tù. Cụ thể:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

 

Điều khoản này đã mở rộng là những lời nói, vi deo hình ảnh, ảnh hưởng xấu đến mạng xã hội có tính ảnh hưởng cao trong xã hội làm thay đổi trật tự. Việc đăng tải, phát tán nội dung trên đã ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ.

4.       Có một thực tế là đa số các đối tượng là a dua học đòi theo một số nhóm đối tượng cầm đầu. Chúng ta nên xử thật nặng tay đối với những đối tượng tổ chức cầm đầu này. Thực tiễn xét xử và Pháp luật có những quy định như thế nào về nội dung này thưa Luật sư?

Vì là độ tuổi Thanh thiếu niên, đang ở tuổi dậy thì, là giai đoạn chuyển giao tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành nên do đặc điểm sinh lý, tâm lý dẫn đến bốc đồng, a dua học đòi vô tình phạm tội hoặc đồng phạm.

Đồng phạm là cố ý cùng nhau thực hiện 1 tội phạm được quy định trong BLHS.

Đồng phạm có 4 nhóm hành vi bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Đối với những đối tượng tổ chức, cầm đầu, BLHS 2015 sửa đổi 2017 quy định người tổ chức là người chủ mưu, người cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó:

- Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.

- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.

- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.

Điều 3 BLHS Nguyên tắc xử “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”;

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác. Tất nhiên đã là đồng phạm thì các cá nhân chịu trách nhiệm chung về tội phạm mà họ gây ra, liên đới chịu trách nhiệm bồi thường khắc phục hậu quả.

Theo quy định tại Điều 58 BLHS: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Thực tiễn xét xử đối với người tổ chức là người chủ mưu, người cầm đầu, chỉ huy thường là người có khung hình phạt tù cao nhất trong bản án. Và người này là người được xếp vào vị trí số một trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố và cũng là người có tên đầu tiên trong bản án, sau đó đến các đồng phạm khác có hành vi nguy hiểm giảm dần.

Ví dụ: Vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên. Đối tượng cầm đầu là Vì Văn Toán có ý định từ trước tết bắt giữ Cao Mỹ Duyên để chiểm đoạt tài sản và hiếp dâm. Toán đầu tiên được CQCSĐT xếp vào là bị can thứ 9/9 bị can, tức là có vài trò thấp nhất trong 9 bị can. Toán cố tình ngoan cố tạo chứng cứ ngoại phạm, Chỉ khi Cơ quan CSĐT tỉnh Điện Biên bắt giữ vợ Vì Văn Toán là Bùi Thị Thu tức bị can thứ 10, Thu mới khai ra Vì Văn Toán là người cầm đầu và lúc này cơ quan CSĐT mới xếp Vì Văn Toán vào vị trí số 1, cuối cùng Vì Văn Toán bị tòa án tuyên tử hình đầu tiên trong bản án.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .