CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

TRANG PHỤC THẨM PHÁN

22/07/2023
 1050

Câu hỏi đặt ra: Tại sao thẩm phán mặc áo choàng màu đỏ và đen?



Áo choàng thẩm phán được quy định tại Quyết định Số: 210/QĐ-TANDTC ngày 03 tháng 10 năm 2017
Tục ngữ có câu quen sợ dạ, lạ sợ áo quần

Trang phục của mỗi một người sẽ nói lên văn hoá, tính cách của người đó cũng như nơi xuất phát của người đó. Mỗi một cơ quan, mỗi một đơn vị có một văn hoá riêng. Trang phục thể hiện một phần của văn hoá đó. Mỗi khi chúng ta mặc đúng trang phục của đơn vị, công ty, ngành nghề. Từng người trong số đó sẽ tạo nên sức mạnh tập thể, giúp chúng ta tự tin hơn khi chúng ta cùng nhau làm việc.

Trong văn hoá kinh doanh, trước tiên mỗi khi chúng ta mặc đúng trang phục thể hiện là tôn trọng chính bản thân mình, tôn trọng chính nghề của mình, chính là khẳng định tính chuyên nghiệp của những người mặc trang phục đó. Đối với bộ áo vest, đồng phục, áo đồng phục ngành khi chúng ta khoác lên mình được hiểu là chúng ta đang mặc một bộ áo giáp sắt để ra chiến trường. Vậy khi chúng ta mặc đồng phục đồng nghĩa là ta đang xuất quân ra trận chiến vậy. Ở trận chiến chỉ có ranh giới giữa sống và chết.

Trở lại câu hỏi: Tại sao áo choàng thẩm phán Việt Nam lại có 2 màu đỏ và đen?

 

            Áo choàng thẩm phán – một chiếc áo mang nhiều quyền lực và khác rất nhiều chiếc áo thông thường khác. Chiếc áo này không phải là chiếc áo chúng ta khoác lên mình thông thường như nhiều chiếc áo chúng ta đang mặc mà nó đại diện cho rất nhiều ý nghĩa và mang nhiều trọng trách nặng nề khi ai đó được khoác lên mình chiếc áo này.

Nếu chúng ta đã từng xem các bộ phim về pháp luật, chúng ta sẽ thường thấy những vị thẩm phán thường khoác lên mình một bộ áo choàng. Vậy chúng ta có tự đặt câu hỏi là “Áo choàng này có từ đâu và lấy cảm hứng từ gì” không?

Thẩm phán mặc áo choàng khi xét xử xuất phát từ nước Anh. Khi thực dân châu Âu, chủ yếu là nước Anh bắt đầu đi đến xâm chiếm các vùng lãnh thổ của người bản địa châu Mỹ và xây dựng 13 thuộc địa của nước Anh ở Bắc Mỹ và thế kỷ 17, 18. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý mang tính chất như nền tư pháp ở Anh. Ngày 4/7/1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi vương quốc Anh vào năm 1776, các nhà lập quốc Mỹ vẫn dựa trên thông luật Anh để xây dựng hệ thống tư pháp, trong đó bao gồm cả trang phục xét xử của Thẩm phán. Việc thẩm phán Mỹ mặc áo choàng được tiếp nhận từ Anh, vậy truyền thống mặc áo choàng của thẩm phán Anh xuất phát từ đâu? Câu hỏi này vẫn còn được nhiều sử gia tranh cãi. Một số người tin rằng có nguồn gốc từ giáo hội, khi giới tăng lữ và Tòa án là một (những người thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội). Một số người lại cho rằng áo choàng thẩm phán được phát triển từ áo Toga của người La Mã cổ đại. Theo Judicial Attire, Thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời vua Edward II (trị vì từ năm 1327 đến 1377). Trong quá trình này, áo choàng Thẩm phán có 3 màu: màu tím mặc vào mùa hè, màu xanh lá mặc vào mùa đông và màu đỏ tươi mặc vào những dịp trọng đại. Và nó cũng được thay đổi nhiều lần qua các thời kỳ nhưng chung lại sức lan rộng của chiếc áo choàng này đối với nền tư pháp thế giới là không thể thay đổi khi ngày nay, áo choàng được một số nền tư pháp và Thẩm phán thế giới xem là biểu tượng của sự công tâm. Việc mọi Thẩm phán đều mặc trang phục áo choàng sẽ giúp Toà án toát lên vẻ trung lập và thống nhất.

 

Ở tại Việt Nam

          Trong lịch sử tố tụng Việt Nam, quy định về trang phục của Thẩm phán đã được đề cập tử rất sớm. Ngày 14/01/1946 Ngày 14/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 13 quy định y phục của Thẩm phán tòa thượng thẩm và tòa đệ nhị cấp là áo choàng dài đen tay rộng. Tuy nhiên sau đó, đến năm 1950 thì quy định Thẩm phán mặc áo choàng đen tay rộng khi xét xử đã không còn được thực hiện nữa. Thời gian sau đó, vấn đề trang phục của Thẩm phán không được quy định cụ thể. Sau đó Thẩm phán được quy định mặc áo sơmi trắng thắt cà vạt, bên ngoài là áo vest.

          Để nâng cao vị thế, vai trò của Thẩm phán, ngày 03/10/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 210/QĐ-TANDTC quy định về trang phục xét xử của Thẩm phán là áo choàng dài tay. Đồng thời, việc đổi mới trang phục của Thẩm phán đảm bảo sự hội nhập quốc tế, bởi lẽ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có trang phục riêng đặc thù cho đội ngũ thẩm phán khi xét xử.

          Áo choàng thẩm phán của Việt Nam được chia làm 2 cấp là Áo choàng xét xử của Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và Áo choàng xét xử của thẩm phán cấp cao, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Dưới đây là 2 mẫu của áo choàng được quy định tại quyết định số 210/QĐ-TANDTC ban hành ngày 3/10/2017.

 


Áo choàng Thẩm phán tòa tối cao

Áo choàng Thẩm phán Tòa cấp cao, trung cấp và sơ  cấp

Nhìn 2 trang phục được quy định ta có thể thấy được hai màu chủ đạo của chiếc áo choàng là màu đen và màu đỏ. Đây cũng là màu mà nhiều quốc gia lựa chọn cho chiếc áo choàng thẩm phán của quốc gia mình.

Sau khi chính thức đưa vào hoạt động từ 1/1/2018, áo choàng thẩm phán đã được mọi người quen thuộc và lựa chọn màu sắc chủ đạo cho chiếc áo choàng cũng là điều mà nhiều người quan tâm.

Với màu đỏ: màu của sự nhiệt huyết, màu đấu tranh quyết liệt, màu máu. Khi Thẩm phán mặc áo choàng cũng có nghĩa là Thẩm phán phải làm việc hết mình, quyết liệt, đấu tranh với tâm lý, đấu tranh với pháp lý, đấu tranh với dư luận, áp lực xã hội. Màu đỏ, màu cờ Việt Nam thể hiện sự yêu nước, bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ Pháp quyền của Thẩm phán.

Với màu đen: màu được đại đa số các nước sử dụng cho chiếc áo choàng thẩm phán của quốc gia mình bởi lý do màu này tượng trưng cho sự chuẩn mực, trung lập, quyền uy, sự trang nghiêm và tính khiêm nhường, những đức tính cần có cho vị trọng tài của người nắm giữ cán cân công lý. Màu đen có nhiều ý nghĩa trong đời sống xã hội, nhưng đặt màu đen trên cương vị là chiếc áo choàng thẩm phán sẽ toát lên vẻ uy nghiêm của một vị trọng tài, mà đã là trọng tài thì yếu tố công bằng phải được đặt lên hàng đầu, người mặc ở đây lại là một vị Thẩm phán - người nhân danh Nhà nước Việt Nam (phía sau Thẩm phán bao giờ cũng có Quốc huy Việt Nam) đọc bản án quyết định đối với Bị cáo, các đương sự, đóng dấu quốc huy lên bản án.

 

Áo choàng thẩm phán Việt Nam có 2 màu đỏ và đen. Cũng đồng nghĩa với việc thẩm phán xử thì chỉ có thắng hoặc thua không có hoà (đỏ và đen được hiểu chỉ có thắng hoặc thua). Bản chất thẩm phán xử (phân xử) cũng giống như Trọng tài điều khiển trận đấu (đấu bóng đá, đấu boxing, đấu…) nên chỉ có Thắng hoặc Thua (không có hòa). Trường hợp “hòa” có nghĩa là vụ án được hòa giải thành, hoà giải thành thẩm phán ra Quyết định công nhận hoà giải thành, lúc này được gọi là vụ án hòa.

Áo choàng thẩm phán Việt Nam có 2 màu đỏ và đen còn là biểu tượng cho thấy mọi thẩm phán có trách nhiệm chung là bảo vệ Hiến pháp và pháp quyền.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .