CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

08/11/2023
 146

TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ? CƠ HỘI NÀO ĐẾN TỪ THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON?

Thị trường mua bán tín chỉ carbon ở nước ta đang dần nóng lên, đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết đầy tham vọng rằng vào năm 2050, nước ta sẽ tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0. Vậy tín chỉ các – bon là gì? Quy định pháp luật Việt Nam về tín chỉ các – bon như thế nào?

1.    Tín chỉ Carbon là gì?

Tín chỉ carbon được hiểu như là một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu được quyền thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi một tín chỉ carbon được tính bằng 1 tấn CO2 (cho phép phát thải một tấn cacbon dioxit hoặc quy đổi tương đương từ các loại khí nhà kính khác như khí CH4, NO2)

Ví dụ: Mỗi một nhà máy, công ty sản xuất đều có thải ra không khí một lượng CO2 nhất định. Nếu vượt qua mức quy định, họ phải mua thêm tín chỉ carbon, ngược lại, doanh nghiệp phát sinh lượng phát thải thực tế thấp hơn mức giới hạn của nó thì doanh nghiệp đó có thể bán phần tín chỉ chưa sử dụng đó cho một doanh nghiệp khác cóphast thải vượt quá mức giới hạn.

Chẳng hạn như công ty A có giới hạn 10 tấn khí thải CO2 nhưng chỉ phát thải 7 tấn, nên sẽ thừa 3 tín chỉ carbon, công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn khí thải CO2 nhưng thải ra tận 13 tấn. Như vậy, công ty B có thể mua 3 tín chỉ bổ sung từ công ty A để tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về BVMT

2.    Quy định pháp luật Việt Nam về trao đổi tín chỉ các-bon

Căn cứ Điều 19 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định trao đổi về tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước như sau:

- Việc trao đổi tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon, thị trường các-bon trong nước theo quy định.

- Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được phép chuyển đổi thành đơn vị bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính trên sàn giao dịch. 01 tín chỉ các-bon bằng 01 tấn CO2 tương đương.

- Đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải khí nhà kính

+ Các cơ sở có thể đấu giá để sở hữu thêm hạn ngạch phát thải khí nhà kính ngoài lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong cùng 01 giai đoạn cam kết;

+ Các cơ sở có thể chuyển giao lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết trong năm trước sang các năm tiếp theo trong cùng 01 giai đoạn cam kết;

+ Các cơ sở có thể vay hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho năm tiếp theo để sử dụng trong năm trước đó trong cùng 01 giai đoạn cam kết;

+ Các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ các-bon từ các dự án thuộc các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon để bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong 01 giai đoạn cam kết. Số lượng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải không được vượt quá 10% tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở;

+ Hạn ngạch phát thải khí nhà kính đã phân bổ sẽ tự động được Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi khi các cơ sở dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản;

+ Nhà nước khuyến khích các cơ sở tự nguyện nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia;

+ Vào cuối mỗi giai đoạn cam kết, các cơ sở phải nộp tiền thanh toán cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ sau khi áp dụng các hình thức đấu giá, chuyển giao, vay mượn, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ. Ngoài việc phải nộp tiền thanh toán, lượng phát thải khí nhà kính vượt quá lượng hạn ngạch được phân bổ sẽ được trừ vào hạn ngạch phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đấu giá, chuyển giao, vay mượn và nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

3.    Đối tượng tham gia thị trường Carbon ở Việt Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 5 và Điều 16 Nghị định 06/2022/NĐ-CP đối tượng tham gia thị trường carbon được quy định như sau:

- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các – bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên

- Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các – bon trên thị trường các- bon

4.    Đăng ký chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng đăng ký chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon như sau:

"Điều 20. Đăng ký chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon

1. Đối tượng xây dựng, thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon

a) Tổ chức Việt Nam có nhu cầu xây dựng, thực hiện chương trình, dự án;

b) Tổ chức nước ngoài có nhu cầu xây dựng, thực hiện chương trình, dự án trên lãnh thổ Việt Nam."

5.    Đăng ký chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon như thế nào?

Căn cứ khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 20 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được đăng ký như sau:

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nộp hồ sơ đăng ký đề nghị chấp thuận chương trình, dự án tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ đề nghị chấp thuận dự án bao gồm:

+ Đơn đề nghị chấp thuận chương trình, dự án theo Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP;

+ Tài liệu chương trình, dự án được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định chương trình, dự án của cơ quan thẩm định độc lập theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy phép và văn bản có liên quan đến hoạt động chuyên môn của chương trình, dự án theo quy định hiện hành.

- Đánh giá và chấp thuận chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đề nghị chấp thuận chương trình, dự án thông qua việc lấy ý kiến cơ quan có liên quan. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ;

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định chấp thuận chương trình, dự án và thông báo cho tổ chức đề nghị; trong trường hợp không được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu làm cơ quan thường trực đánh giá.

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm:

+ Khi đăng ký chương trình, dự án phải gửi thông tin đăng ký về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP;

+ Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án phải định kỳ hằng năm cung cấp thông tin tình hình thực hiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

6.    Các thị trường các – bon lớn trên thế giới

Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng ¾ thị trường phát thải các – bon toàn cầu.

Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường các-bon trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và sau đó tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng, khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi các – bon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa các – bon 2060

Việt Nam vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các – bon kể từ năm 2025. Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định cụ thể lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các – bon trong nước theo 02 giai đoạn

- Giai đoạn đến hết năm 2027:

+ Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các – bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các – bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các – bon

+ Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các – bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các – bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

+ Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các – bon kể từ năm 2025. Cuối cùng triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các – bon

- Giai đoạn từ năm 2028: sẽ triển khai tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các – bon chính thức trong năm 2028. Mặt khác, đưa ra quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các- bon khu vực và thế giới



Dương Thị Ngọc Ánh 
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Viên

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .