CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

SAU KHI ĐÃ NGHỈ VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÁT HIỆN BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THÌ CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ CHI PHÍ CHỮA BỆNH KHÔNG?

01/12/2023
 231

SAU KHI ĐÃ NGHỈ VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÁT HIỆN BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THÌ CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ CHI PHÍ CHỮA BỆNH KHÔNG?

1. Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi đã nghỉ việc thì có được hỗ trợ chi phí chữa bệnh không?

Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ việc được quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:

Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc thôi việc hoặc chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác mà nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp như sau:

...

3. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:

a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

b) Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần;

c) Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

...

Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi đã nghỉ việc thì được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

mau-be-hong-nhat-so-luu-niem-anh-ghep-nu-tinh-kinh-doanh-buu-thiep-ngay-cua-me-8

2. Người lao động cần đáp ứng điều kiện gì để được hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp?

Điều kiện hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP

Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

...

4. Người lao động được hưởng các chế độ quy định tại khoản 3 Điều này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a khoản này;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp, đối với các trường hợp xem xét hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này gồm có:

a) Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định này đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

...

Như vậy, theo quy định, người lao động được hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện say đây:

(1) Phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

(2) Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp.

3. Hồ sơ để được hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp đối với người lao động gồm những gì?

Hồ sơ để được hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP

Hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;

(2) Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

(3) Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp;

(4) Bản chính chứng từ thanh toán các chi phí khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.



LUẬT TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT, TRỌN GIÁ TRỊ

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .