CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

QUY TRÌNH ĐỂ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

10/07/2023
 240


Theo thống kê của Báo Quân đội nhân dân, tính từ đầu năm đến ngày 20/05/2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam (bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt gần 10.86 tỷ USD,
giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 7,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Từ các con số cho thấy Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI. Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, TreVietLaw có hướng dẫn cụ thể về quy trình để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như sau:

Bước 1: Xác định loại dự án cần xin quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp các dự án thuộc diện phải xin quyết định chủ trương, tùy theo loại dự án, quy mô dự án mà nhà đầu tư phải đăng ký với cơ quan tương ứng.Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ở các cơ quan tương ứng gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.1.    Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội:

– Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gồm: nhà máy điện hạt nhân; dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

– Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên mô từ 500 ha trở lên;

– Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

– Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

1.2.    Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

– Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn: dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay, bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; dự án đầu tư chế biến dầu khí; dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô…

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

– Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

– Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư khác của Thủ tướng Chính phủ theo quy pháp luật.

1.3.    Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

– Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

– Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển và khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bước 2: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

2.1.         Thành phần hồ sơ:

(1)Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

(2)Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(3)Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(4)Đề xuất dự án đầu tư;

(5)Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(6)Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;

(7)Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.

2.2.         Thời gian thực hiện:

– Dự án thuộc chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: khoảng 60 ngày

– Dự án thuộc chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: khoảng 40 ngày

2.3.         Cơ quan giải quyết: Thủ tướng chính phủ, UBND cấp tỉnh

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, hồ sơ gồm:

(1)Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

(2)Điều lệ công ty, Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông;

(3)Danh sách người đại diện theo ủy quyền;

(4)Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân nếu thành viên sáng lập là cá nhân;

(5)Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập; văn bản cử người đại diện theo ủy quyền kèm bản sao một trong các giấy tờ chứng thực của người đó;

(6)Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trên tại Sở Kế hoạch & Đầu tư. Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

 

Trên đây là Quy trình đầu tư vào Việt Nam dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp của Bạn đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, vui lòng liên hệ với TreViet Law, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .