CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TẠM GIAM GIỮ THÌ CÓ ĐƯỢC CÔNG TY TRẢ LƯƠNG KHÔNG?

03/04/2023
 163

Người lao động bị tam giam tạm giữ thì có được công ty trả lương không?

Luật sư cho tôi hỏi: Người lao động bị tam giam tạm giữ, tạm giam thì có được công ty trả lương không? Xin hỏi, theo quy định hiện hành công ty có phải chi trả tiền lương cho NLĐ trong thời gian tạm giữ, tạm giam không? Các chế độ của người lao đông sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư Luật Tre Việt sẽ giải đáp thắc mức của bạn như sau:

 

Căn cứ pháp luật

Bộ luật lao động 2019

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Nội dung tư vấn

Căn cứ  khoản 1, khoản 3 Điều 3 Luật Lao động 2019 (sau đây gọi là luật lao động)

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

 

5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Có nghĩa là Người lao động có ký hợp đồng lao động hoặc không ký hợp đồng lao đọng với người sử dụng lao động nhưng có thỏa thuận được trả lương được gọi là quan hệ lao động.

Ở đây chia làm 2 trường hợp

Trường hợp 1: Người lao động không làm việc tại Doanh nghiệp Nhà nước chiểm cổ phần chi phối và đơn vị sự nghiệp, công chức (tức người lao động không phải công chức viên chức).

Căn cứ Điều 30 Luật lao động thì Người lao động bị tạm giữ tạm giam không được người sử dụng lao động trả lương trong thời gian bị tạm giữ tạm giam như Luật lao động cũ năm 2012, kể cả sau khi được minh oan (cơ quan tiến hành tố tụng không buộc được tội).Cụ thể:

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

 

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 101. Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Đối với việc chi trả lương: khoản 2 Điều 101 Bộ luật lao động năm 2019 quy định; Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc; để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Như vậy, ngoài trường hợp tạm hoãn do người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự; Bộ luật lao động năm 2019 không quy định cụ thể tiền lương cho những trường hợp còn lại trong đó có trường hợp bị tạm giam.

Theo quy định mới thì NLĐ bị tạm giữ, tạm giam cũng thuộc trường hợp phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; nhưng không thuộc trường hợp được NSDLĐ phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ trong thời gian NLĐ bị tạm giữ, tạm giam; (trừ trường hợp đơn vị sử dụng lao động có quy định riêng).

Do đó công ty không phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ bị tạm giữ, tạm giam kể cả trường hợp có liên quan hay không liên quan đến quan hệ lao động. Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng; thì NLĐ có quyền khiếu nại yêu cầu được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khi bị tam giam các chế độ của người lao động được giải quyết thế nào?

Chế độ bảo hiểm xã hội

Có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2, điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:

“2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam; thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan; sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.

Chế độ hưu trí

Trong khi bị tạm giam để chờ điều tra, truy tố xét xử thì người lao động đã đến tuổi về hưu. Vậy thì trường hợp này người lao động có được hưởng chế độ hưu trí hay không?

Theo quy định tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; thì trong trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam thì người lao động; và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu; và cũng đã đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 20 năm; như vậy người lao động đã đảm bảo đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH; (Luật BHXH không có quy định những trường hợp bị tạm giữ, tạm giam; thì không được hưởng chết độ hưu trí). Người lao động đi cải tạo (đi tù) mà đến tuổi được hưởng lương hưu thì vẫn được nhận lương hưu bình thường.

Trách nhiệm người sử dụng lao động trong trường hợp này là; tiến hành các thủ tục để người lao động được nghỉ hưu; lập hồ sơ và phối hợp với cơ quan BHXH; để thực hiện việc chi trả chế độ hưu trí cho người lao động (Điều 21 Luật BHXH).

Trường hợp 2: Người lao động là viên chức, công chức

Căn cứ pháp lý

Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức ra sao?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc viên chức bị xử lý kỷ luật thôi việc, cụ thể như sau:

“1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc

a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.

c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.

2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.

3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.

4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này.”

 

Trả lương cho người bị tạm giam như thế nào?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP để trả 50% lương của người đó cho đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền như sau:

“Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:

1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

 

Trả lương cho người bị tạm giam như thế nào?

Trả lương cho người bị tạm giam như thế nào?

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.”

 

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì công chức có quyết định tạm giam mà được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

“2. Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc

a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu.

c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.

3. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ.

4. Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì việc xử lý quyết định kỷ luật đã ban hành do cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.

5. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.

6. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới phải khôi phục lại bậc lương đã bị hạ trước đó.

7. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đã ban hành; đồng thời cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật công chức theo đúng quy định tại Nghị định này.”

 

Như vậy, theo quy định thì công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định Bộ luật Lao động năm 2019, thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định như sau:

– Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18; tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

– Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi; không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ; làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

Người lao động có trách nhiệm tuân thủ kỷ luật lao động như thế nào?

Người lao động có trách nhiệm phải tuân thủ kỷ luật lao động, cụ thể:

– Thực hiện các quy định cụ thể về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và trật tự trong đơn vị.

– Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc; tuân thủ các quy định về kỹ thuật, công nghệ.

– Bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của đơn vị.

Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động; trong trưởng hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .