Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản?
Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản?
1. Làm thế nào khi phân chia di sản mà người đồng thừa kế ở nước ngoài?
Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
1.1 Thỏa thuận phân chia di sản
Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014 những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế . Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;
Thỏa thuận phân chia di sản là việc thỏa thuận xác định cụ thể từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng. Khi người đồng thừa kế ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho một người nào đó ở Việt Nam để tiến hành thực hiện thỏa thuận phân chia di sản trong phạm vi quyền hạn của mình
1.2 Khai nhận di sản
Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014 những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.
Để phân chia di sản người thừa kế phải tiến hành khai nhận di sản và để được hưởng thừa kế phải thực hiện các bước sau: chuẩn bị hồ sơ kê khai di sản thừa kế, làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản tại Ủy ban Nhân dân (UBND) xã, phường hoặc văn phòng công chứng, chứng thực; tiến hành chia di sản.
Hồ sơ khai nhận di sản gồm có:
- Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết
- Giấy tờ chứng minh tài sản yêu cầu phân chia là di sản thừa kế của người đã chết để lại
- Văn bản di chúc (nếu có);
- Liệt kê danh sách những người được hưởng thừa kế kèm theo giấy tờ tùy thân của họ (CMND, CCCD, hộ chiếu) và giấy tờ chứng minh những người này có quyền được hưởng thừa kế
- Các giấy tờ chứng minh nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của người chết để lại (nếu có);
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Dự thảo phương án phân chia di sản thừa kế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ , những người thuộc danh sách được hưởng thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản. Trường hợp người đồng thừa kế đang ở nước ngoài thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: một trong những người thừa kế đến tổ chức công chứng yêu cầu công chứng và cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi bản sao giấy tờ tùy thân, bản sao giấy tờ liên quan đến quan hệ với người để lại di sản,.. về nước trước để làm thủ tục yêu cầu công chứng.
Sau 30 ngày niêm yết thông báo sẽ tiến hành khai nhận di sản thừa kế nếu không có khiếu nại, tố cáo. Lúc này, người đang ở nước ngoài về nước cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.
- Cách 2: Người đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy tờ phải ghi đầy đủ thông tin, nội dung ủy quyền như “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật”. Sau khi có giấy ủy quyền từ nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền sẽ tiến hành công chứng tại tổ chức công chứng tại nơi cư trú, nơi làm việc theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014. Sau đó, người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong phạm vi được ủy quyền.
2. Phân chia di sản thừa kế khi có người định cư ở nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản và tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu thuyền, tiền tiết kiệm… thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người chia của bạn bắt buộc phải có mặt.
Trường hợp không thể có mặt thì có thể yêu cầu chị ấy ra cơ quan đại diện của Việt Nam để làm giấy ủy quyền cho người khác, thay mặt thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thừa kế di sản theo quy định của pháp luật.
3. Người nào sẽ bị tước quyền thừa kế di sản
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, thì những người sau đây sẽ bị tước quyền hưởng di sản:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
- Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
4. Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản
Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
- quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trên đây là giải đáp về một số nội dung về vấn đề Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản? . Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0989185188 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
HOTLINE: 0989185188
Theo dõi chúng tôi: