CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Cá nhân có được tự đứng ra với danh nghĩa cá nhân để kêu gọi ủng hộ từ thiện giúp đồng bào bão lũ không?

11/09/2024
 322

Cá nhân có được tự đứng ra với danh nghĩa cá nhân để kêu gọi ủng hộ từ thiện giúp đồng bào bão lũ không?
Nghị định 93/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 27-10-2021 đã chính thức thay thế cho Nghị định 64/2008/NĐ-CP, theo đó kể từ ngày 11-12-2021 thì trường hợp cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được vận động, kêu gọi quyên góp từ thiện. Tuy nhiên cá nhân để kêu gọi từ thiện cần phải đáp ứng 6 điều kiện sau đây.
tai-khoan-ca-nhan

Điều kiện 1. Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định:

“Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.”

Thay vì Nghị định 64 chỉ ghi nhận quyền vận động quyên góp từ thiện của các tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thì cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ được quyền kêu gọi từ thiện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015, một cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự là cá nhân nhân từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều kiện 2:  Cá nhân phải cam kết thời gian giải ngân từ thiện

Theo khoản 1 Điều 17  Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định:

“Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.”

Theo đó, khi cá nhân thực hiện việc vận động, tiếp nhận tiền và hiện vật thì phải thông báo trên phương tiện truyền thông, tài khoản tiếp nhận (đối với nhận tiền) và địa điểm tiếp nhận (đối với nhận vật) cùng thời gian cam kết phân phối. Hiểu một cách đơn giản, cá nhân có trách nhiệm thông báo về khoảng thời gian sẽ thực hiện xong việc chuyển tiền, vật từ thiện đến người nhận từ thiện.

Điều kiện 3: Phải gửi văn bản thông báo đến UBND cấp xã nơi cá nhân đó cư trú

Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 như đã nêu tại điều kiện 2, cá nhân khi thực hiện kêu gọi quyên góp từ thiện phải làm một văn bản gửi đến UBND cấp xã nơi cá nhân đó cư trú.

Mẫu thông báo được ban hành kèm theo Nghị định này.

UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm giám sát, cung cấp thông tin cho mọi người và cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát.   

Điều kiện 4: Phải mở tài khoản riêng  để nhận tiền từ thiện.  

Theo khoản 2 Điều 17  Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định:

“Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện”

Theo đó, để thuận tiện cho việc quản lý và rõ ràng, minh bạch giữa khoản tiền của cá nhân và khoản tiền nhận quyên góp, Nghị định này yêu cầu cá nhân phải mở một tài khoản riêng theo từng cuộc vận động.

Đồng thời khi tổ chức, cá nhân đóng góp có yêu cầu, thì người kêu gọi từ thiện phải có biên nhận các khoản đóng góp đó.

Sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận thì không được tiếp tục nhận tiền ủng hộ, việc này phải được thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản để dừng việc tiếp nhận tiền.

5. Phải thông báo với chính quyền nơi đến từ thiện

Theo Khoản 1 Điều 18 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định:

“Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết tại khoản 1 Điều 17 và quy định tại Nghị định này, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).”

Theo đó, cá nhân vận động từ thiện ngoài việc phải thông báo cho UBND cấp xã nơi mình cư trú theo điều kiện 3 mà còn phải gửi thông báo đến UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ ( Có thể là UNBD cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tùy theo địa điểm và phạm vi nhận hỗ trợ)

Cơ quan có thẩm quyền sẽ phối hợp để xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết, kể với các khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể.

6. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về việc phân phối tiền từ thiện

Theo Khoản 3 Điều 19 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định: 

“Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày"

Theo điều này cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ…

Thực hiện việc công khai trên các phương tiện truyền thông đồng thời phải gửi kết quả bằng văn bản để UBND cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở trong 30 ngày.  

Trên đây là 6 điều kiện cá nhân kêu gọi từ thiện phải đảm bảo kể từ ngày 11/12/2021.

 

Lưu ý: Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này (căn cứ theo khoản 2 điều 24 Nghị định này)
7. Nếu cá nhân không thực hiện đúng 6 điều kiện trên theo Nghị định 93/2021 thì phạm tội hình sự lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS hoặc tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản Điều 175 hoặc tội danh khác tùy theo hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0989185188 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188

 

 Theo dõi chúng tôi:Duong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia Youtube

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .