CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

NAM NỮ SỐNG CHUNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THÌ TÀI SẢN CHUNG ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

22/11/2023
 168

1. Pháp luật quy định như thế nào về việc sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn?

          Căn cứ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn:

"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý."

          Căn cứ Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."

          Từ điều luật trên có thể thấy, việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quyền cũng như nghĩa vụ giữa vợ và chồng, không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng. Việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Luật hộ tịch năm 2014.

2. Tranh chấp về tài sản chung

          Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

          Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, tuy nhiên pháp luật còn quy định các yếu tố khác xác định tỷ lệ được chia.

          Nếu chưa thực hiện đăng ký kết hôn thì việc giải quyết tài sản chung không áp dụng theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình mà áp dụng theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định tại Bộ luật Dân sự.

3. Quyền và nghĩa vụ của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

          Căn cứ Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

          Căn cứ Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

          Vì nam nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng chấp nhận sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vì vậy việc giải quyết tài sản chung sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan, theo đó sẽ được giải quyết như cá nhân với cá nhân với nhau vì pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân.

4. Giải quyết tài sản chung như thế nào khi Nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn?

          Căn cứ Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

          Nam, nữ chấm dứt việc “chung sống với nhau như vợ chồng” có thể tự thoả thuận với nhau để giải quyết phân chia tài sản chung. Trường hợp cả hai không thể thoả thuận được thì khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết phân chia tài sản theo pháp luật về Dân sự.

          Căn cứ Điều 207 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.”

          Căn cứ Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2.Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

          Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và theo nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và con.

TIN TRE VIỆT, TRỌN GIÁ TRỊ!

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .