MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP FDI NỘP CHẬM HOẶC KHÔNG NỘP BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Luật sư cho hỏi các loại báo cáo mà doanh nghiệp FDI phải thực hiện hàng năm (Các loại báo cáo liên quan đến tình hình thực hiện dự án đầu tư) là những loại báo cáo nào? Nếu doanh nghiệp không nộp hoặc nộp thiếu thì mức xử phạt như thế nào? Luật Tre Việt tư vấn như sau:
1. Các báo cáo mà FDI phải nộp
Các báo cáo mà FDI phải nộp gồm:
- Báo cáo hoạt động đầu tư
- Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
- Báo cáo định định của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài (nếu có)
1.1. Báo cáo hoạt động đầu tư được quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020
“1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Thời gian báo cáo hoạt động đầu tư được quy định tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
“2. Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
3. Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.”
1.2. Báo cáo định kỳ của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư 2020:
– Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư.
– Nội dung báo cáo bao gồm: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động
1.3. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư được quy định như thế nào?
Theo khoản 4, Điều 100, Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp FDI gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
“4. Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;
đ) Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
d) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.”
Hiện nay, mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm) được quy định tại mẫu Số 13 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT.
Lưu ý: Chỉ những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 mới phải làm báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
Còn nếu doanh nghiệp FDI không thuộc các dự án quan trọng quốc gia thì chỉ cần báo cáo hoạt động đầu tư là được.
2. Mức xử phạt với những trường hợp không nộp hoặc nộp trễ báo cáoNghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Tại Điều 10 Quy định về mức xử phạt như sau;
Điều 10. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp không nộp hoặc nộp chậm báo cáo thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 20 - 50 triệu đồng.