DOANH NGHIỆP CÓ BẮT BUỘC XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG KHÔNG?
DOANH NGHIỆP CÓ BẮT BUỘC PHẢI XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG KHÔNG ?
Bộ luật lao động 2019 đã có nhiều thay đổi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Trong đó, những thay đổi trong vấn đề lương như xây dựng thang lương, bảng lương là vấn đề được nhiều người sử dụng lao động băn khoăn. Như vậy, hiện nay doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương hay không? Hãy cùng Luật Tre Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Căn cứ pháp lý
Bộ luật Lao động 2019
Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
II. Quy định về việc xây dựng thang bảng lương
2.1. Định nghĩa thang bảng lương
Thang lương, bảng lương là một thuật ngữ quen thuộc đối với mỗi người lao động. Thang, bảng lương là tổng hợp các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) sẽ đối chiếu và trả lương cho người lao động theo thang bảng lương được xây dựng.
Doanh nghiệp có bắt buộc xây dựng thang bảng lương không?
2.2. Tại sao phải xây dựng thang, bảng lương?
Việc xây dựng thang, bảng lương mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn đối với người sử dụng lao động. Đối với người lao động, thang bảng lương sẽ giúp người lao động biết được số tiền lương của mình một cách rõ ràng, chính xác. Đối với doanh nghiệp, thang bảng lương mang nhiều ý nghĩa. Trước tiên, nó thể hiện tính mình bạch trong việc trả lương cho người lao động.
Năng suất, chất lượng làm việc của người lao động được đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể, từ đó tạo nên sự công bằng giữa những người lao động về tiền lương. Bên cạnh đó, xây dựng thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự hiệu quả của việc quản lý chi phí của công ty.
2.3. Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang, bảng lương không?
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2019:
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, Bộ luật lao động 2019 vẫn yêu cầu người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động. Đây là điều cần thiết bởi những vai trò hết sức quan trọng của thang lương, bảng lương đã nêu ở trên. Việc xây dựng thang, bảng lương không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
Bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần có thang, bảng lương để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động và cho chính doanh nghiệp mình. Nếu không có thang lương, bảng lương sẽ rất khó để kiểm soát khoản chi tiền lương của doanh nghiệp.
Người lao động cũng không có cơ sở để xác định mức lương được trả có xứng đáng với những gì mình đóng góp không. Nhận thấy được tầm quan trọng của thang lương, bảng lương, cơ quan lập pháp vẫn duy trì quy định bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng thang, bảng lương.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp không phải thực hiện việc nộp thang, bảng lương tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động để quản lý .
Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2021. Theo đó, hiện nay khi xây dựng thang, bảng lương, người lao động chỉ cần thực hiện việc tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và tiến hành công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
2.4. Mức phạt khi không xây dựng thang bảng lương
Nếu không thực hiện các quy định xây dựng thang bảng lương, định mức lao động đã nêu tại điều 93 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo Điều 17 Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định mức phạt vi phạm về tiền lương.
Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
III. Luật Tre Việt tư vấn xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp
LUẬT TRE VIỆT có cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề thang bảng lương của doanh nghiệp. Các dịch vụ bao gồm:
– Tư vấn cho doanh nghiệp về các quy định pháp luật trong việc xây dựng thang bảng lương
– Trợ giúp doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương đúng quy định pháp luật
– Hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề phát sinh liên quan đến thang bảng lương
Trên đây là giải đáp của Luật Tre Việt về vấn đề Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương không? Mọi vướng mắc pháp lý cần tư vấn xin vui lòng liên hệ với luật sư của Công ty Luật Tre Việt để được giải đáp miễn phí.
CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188