Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền tòa thụ lí đơn ly hôn:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp công dân Việt Nam với người nước ngoài là công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.
Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được xác định theo Điều 39, BLTTDS.
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 40, BLTTDS.
Các trường hợp Tòa có thẩm quyền thụ lý:
+ Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam
+ Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam
+ Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
Thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn
+ Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (Bản chính)
+ Bản sao chứng minh thư hoặc căn cước công dân
+ Bản sao giấy khai sinh con
+ Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản…
tại Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 8 đến 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét thụ lý vụ việc. Nếu có đủ căn cứ thụ lý, Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí ở cục thi hành án dân sự cấp có thẩm quyền, sau đó nộp biên lai nộp án phí cho Tòa án
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và giải quyết theo thủ tục pháp luật
Nếu một trong các bên đương sự ở nước ngoài, Tòa án sẽ tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, bản án cho bên đương sự đó.