Lợi ích của việc kết hôn
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KẾT HÔN
Bài viết bởi: Chuyên viên pháp lý Phan Thị Hoài Thương
Hiện nay các bạn trẻ đang cổ vũ cho việc sống đơn thân hay không kết hôn mà cứ sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Đề cao tự do và sống cho bản thân mình không quan tâm đến người thân và xã hội ra sao.
Luật Tre Việt với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết án ly hôn và đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành đưa ra những lợi ích thiết thực của việc kết hôn.
Hiểu biết có giới hạn, kiến thức thì rộng lớn nếu độc giả thấy quan điểm của bài viết có chỗ nào chưa hợp lý, chưa hữu ịch thì cứ nhắn tin và để lại lời bình.
Các lợi ích của việc kết hôn dưới góc nhìn của luật sư, sau đây Luật Tre Việt xin trình bày vấn đề này như sau:
Lịch sử tự do của loài người
Tự do là khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Nó là tiền đề sinh ra chủ nghĩa tự do theo hướng ý thức hệ.
Từ thuở xa xưa loài người sống trong tự do hoang dã, cá nhân được làm mọi điều mà mình muốn không hề bị giới hạn. Nhưng qua một khoảng thời gian thì mọi người nhận ra rằng mình tự do thì người khác cũng tự do và kẻ mạnh bắt nạt người yếu. người nào mạnh thì người ấy thắng, người nào thắng thì người đó sẽ là thủ lĩnh và người thủ lĩnh sẽ ra một cái luật riêng, những kẻ yếu thế phải tuân thủ theo đó chính là nguyên tắc công cộng hay còn gọi là nguyên tắc trật tự công. Nguyên tắc trật tự công này sẽ bảo vệ cho cả bộ lạc đó, trong bộ lạc đó mọi người được sống tự do. Người tự do nhất là người biết dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng thì người đó sẽ là tự do nhất. Nhưng nếu chúng ta sống theo cá nhân đi trái với lợi ích công cộng thì sẽ có nhiều bất lợi cho chúng ta.
- Thứ nhất, chống đối với lợi ích công cộng mà cả xã hội thừa nhận
- Thứ hai, khi người nào đó bị vi phạm thì sẽ không ai bảo vệ họ nữa
Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì cộng đồng xã hội tự nguyện lập nên những nguyên tắc xử xử chung buộc mọi người phải tuân thủ. Tức là họ tự nguyện hy sinh một phần tự do của cá nhân để đổi lấy một trật tự công được xác lập và từ đó thì Pháp luật đã ra đời. Trong một nước có luật pháp, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm. Tự Do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép.
Hôn nhân cũng tương tự như vậy, khi mà anh độc thân anh được quyền tự do yêu đương và anh không bị ràng buộc trách nhiệp pháp lý nào đối với đối phương. Nhưng ngược lại đối phương cũng không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với anh cả, quyền lợi đi đối với nghĩa vụ.
Vậy khi ta xác lập mối quan hệ hôn nhân (kết hôn) ta được những lợi ích gì
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Thứ nhất: Về chế độ tài sản
Tài sản trong thời kỳ hôn nhân được gọi là tài sản chung của vợ chồng. Theo Điều 33 Luật HN&GĐ, tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
- Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Ngoài ra, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì có thể nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung.
Những tài sản chung này thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Như vậy, sau khi cưới (đăng ký kết hôn), bên cạnh tài sản riêng của bản thân có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng… thì vợ chồng còn có thể có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Khi đăng ký kết hôn sẽ khác về quyền tài sản, đó là tài sản chung hợp nhất có nghĩa là tôi với anh ly hôn thì tôi với anh mỗi người sẽ được hưởng 50% tài sản. nhưng khi anh không đăng ký kết hôn mà sống với nhau như vợ chồng thì đó là tài sản chung theo phần, ai làm phần cao hơn sẽ được hưởng nhiều hơn còn ai không làm gì thì sẽ không được hưởng, không có cái gì. Chứng minh tài sản chung rất khó, có đầu tư chung, góp công sức chung, tiền của chung thì mới là tài sản chung được, còn không chứng minh chung được thì đó là tài sản riêng.
Nhưng khi có đăng ký kết hôn thì nó là tài sản chung hợp nhất tức là anh không chứng minh được là tài sản riêng thì là tài sản chung của vợ chồng, Còn tài sản chung theo phần thì phải chứng minh chung, không chứng minh chung được thì là riêng.
Ví dụ: Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng tạo lập được khối tài sản thì tài sản này vẫn được gọi là tài sản chung, thế nhưng tài sản này sẽ được chia theo phần công sức đóng góp của mỗi bên, chứ không mặc nhiên chia đôi và chỉ những tài sản được tạo lập chung thì mới được coi là tài sản chung thôi. Tài sản riêng được tạo lập trong thời kỳ nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không mặc nhiên là tài sản chung của hai bên nam nữ.
Thứ hai: Về chế độ đại diện
Trong một cuộc hôn nhân một trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ nghiễm nhiên được đại diện cho người đó và ngược lại.
Theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có thể thấy các trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau như sau:
– Đại diện theo ủy quyền: Việc đại diện cho nhau giữa hai vợ chồng thực hiện bằng hình thức đại diện theo ủy quyền, được xác lập trên cơ sở sự ủy quyền giữa người đại diện là vợ (chồng) và người được đại diện là chồng (vợ). Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, trong đó, nêu rõ phạm vi đại diện, những giao dịch được xác lập, thực hiện. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện ghi trong văn bản.
– Đại diện theo pháp luật: Trong trường hợp một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Điều này có nghĩa là vợ chồng được đại diện cho nhau để xác lập một số giao dịch dân sự và khi vợ hoặc chồng bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ được đại diện cho người kia để quản lý tài sản. Khi vợ hoặc chồng bị vướng vòng lao lý hoặc bị tai nạn hoặc bị chết thì người còn lại được xác định là thân nhân của người đó và được hưởng quyền lợi cũng như được đại diện thực hiện các nghĩa vụ của người còn lại.
Ngược lại, nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không được làm đại diện của nhau được. Ví dụ ông A bị bắt, bà B sống chung với ông A như vợ chồng, bà B muốn lo cho ông A trong trại, ký giấy mời luật sư để luật sư bào chữa cho ông A nhưng pháp luật không công nhận vì không phải vợ chồng, nên không thể mời luật sư bào chững cho ông A được.
Thứ ba: Về chế độ thừa kế tài sản
Vợ chồng được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất của nhau, khi mất không để lại di chúc thì người vợ hoặc chồng được hưởng một suất thừa kế theo pháp luật đối với di sản của người chết để lại, kể cả người chết lập di chúc cố tình không để lại tài sản thì người còn lại thì vợ hoặc chồng vẫn được hưởng ít nhất 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015)
Đối với nam nữ sống chung như vợ chồng thì họ không phải là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nên không được hưởng thừa kế.
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì có quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Khi một bên chết mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Vì vậy quan hệ hôn nhân của họ không được pháp luật thừa nhận.
Thứ tư: Được pháp luật bảo vệ khi đối phương không chung thủy
Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định: “ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thêm khoản 2 quy định cụ thể nghĩa vụ của vợ chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Tuy nhiên pháp luật không định nghĩa cụm từ: “chung thủy” là như thế nào? Nhưng hiểu theo tinh thần của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định thì nghĩa vụ chung thủy này là những hành vi mà người chồng (vợ) phải thực hiện thể hiện trách nhiệm của mình nhằm thể hiện tình cảm trước sau như một về cả mặt tình cảm, tình dục và tâm lý chỉ với người vợ hoặc người chồng của mình nhằm thực hiện, thể hiện trách nhiệm đối với gia đình. Để góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững. Bên cạnh mang lại sự tin tưởng của vợ và chồng đối với nhau tạo không khí gia đình hạnh phúc, ấm áp cho người vợ (chồng) mình, đồng thời xây dựng nên một bức tường vững chắc góp phần làm giảm sự vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng như phòng tránh căn bệnh thế kỉ AIDS, HIV mà một trong những nguyên nhân là do vi phạm nghĩa vụ chung thủy
Vi phạm nghĩa vụ chung thủy vợ chồng nhẹ thì sẽ phạt theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Vi phạm nghĩa vụ chung thủy nặng thì chịu Trách nhiệm hình sự tại Điều 182 BLHS
Điều 182 (Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng). Đây là biện pháp nghiêm khắc điều chỉnh hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Tại Khoản 1, người nào đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ, có chồng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Thứ năm: bảo vệ quyền có cha mẹ của người con sinh ra.
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được coi là con chung của hai vợ chồng, con của nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không mặc nhiện là con chung. Ví dụ nữ sinh con ra thấy người đàn ông sống chung với mình tốt thì để tên cha trong giấy khai sinh cho con, còn không tốt thì bế đi chỗ khác hoặc không cho bố có tên trong Giấy khai sinh của con và không cho xét nghiệm ADN (không cho lấy mẫu để xét nghiệm ADN) thì rất kho để chứng minh ông đó là cha đứa trẻ đó.
Thứ sáu: quyền được cư trú.
Vợ về ở với chồng hoặc chồng về ở với vợ thì pháp luật cho phép. Còn nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng thì khi công an đến kiểm tra thì bị đối đi ngay hoặc do chính người chồng hờ vợ hờ đó đuổi đi vì đó không phải là nhà của mình.
Và rất nhiều ý nghĩa khác chỉ có là vợ chồng mới có được, vậy không thể nói không kết hôn là tự do
Vậy tự do nhất là tự do trong khuôn khổ, hy sinh một phần tự do cá nhân để đổi lấy sự tự do lớn hơn được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận.
Trên đây là một số thông tin về Lợi ích của việc kết hôn.
Bạn muốn tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ tới số HOTLINE: 0989185188
CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
HOTLINE: 0989185188