CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

KÝ QUỸ LÀ GÌ? QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KHI THAM GIA KÝ QUỸ

30/11/2023
 258

1. Khái niệm ký quỹ theo luật dân sự hiện nay

          Để biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có độ an toàn cao, các bên có thể chọn ngân hàng giữ tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm và là người "xử lý" đối tượng đó để thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền khi đến thời hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện.

          Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ".

          Như vậy, việc ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền, và đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quý không thường xuất hiện ở các giao dịch dân sự thông thường, mà chủ yếu xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.

          Đặc điểm của việc ký quỹ là khoản vật chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Khoản vật chất này phải có sẵn, và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.

 2. Hình thức, chủ thể liên quan trong biện pháp ký quỹ

          Hình thức và thủ tục ký quỹ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

          Chủ thể trong quan hệ ký quỹ bao gồm hai bên: Bên ký quỹ là bên đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng nhất định. Bên nhận ký quỹ là bên được thanh toán, bồi thường thiệt hại từ tài khoản đó nếu nếu đến thời hạn mà bên kí quỹ không thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong ký quỹ, ngân hàng được coi là chủ thể giữ tài sản ký quỹ và có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bị vi phạm nghĩa vụ bằng tài sản trong tài khoản ký quỹ.

3. Nội dung của ký quỹ

          Với biện pháp ký quỹ, tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.

4. Thủ tục thực hiện ký quỹ như thế nào?

          Khoản 3 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

“3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.”

          Theo đó, việc gửi tài sản có giá vào tổ chức tín dụng để thực hiện ký quỹ được thực hiện theo quy định về tín dụng. Về bản chất, đây chính là hoạt động gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo thoả thuận của các bên.

          Do đó, tuỳ vào từng ngân hàng cụ thể, người ký quỹ và người có quyền lợi liên quan sẽ thực hiện việc ký quỹ theo thủ tục của từng ngân hàng hướng dẫn về mẫu hợp đồng, loại tài sản, lãi suất và mức ký quỹ thì thực hiện theo thoả thuận của các bên.

          Ngoài ra, với hình thức ký quỹ trong đầu tư theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến ký quỹ trong đầu tư như sau:

4.1. Trường hợp nào phải ký quỹ?

          Khi muốn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

          Theo đó, tổ chức tín dụng và nhà đầu tư phải ký hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…

4.2. Khi nào thực hiện ký quỹ?

          Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải thực hiện ký quỹ gồm:

- Sau khi được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư/Quyết định chấp thuận nhà đầu tư/Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá.

- Trước khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt (khi nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư)/trước thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (nhà đầu tư đã tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc được chọn để thực hiện dự án thông quá đấu giá quyền sử dụng đất và được cho thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm).

4.3. Phải ký quỹ bao nhiêu tiền?

          Mức ký quỹ là gì được thực hiện theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 31 năm 2021 căn cứ vào tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư của dự án theo nguyên tắc luỹ tiến từng phần như sau:

- Vốn đến 300 tỷ đồng: 3%.

- Vốn từ trên 300 - 1.000 tỷ đồng: 2%.

- Vốn trên 1.000 tỷ đồng: 1%.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ

          Các bên trong hoạt động ký quỹ gồm bên ký quỹ, bên có quyền trong ký quỹ và bên tổ chức tín dụng (bên nhận ký quỹ). Trong đó, các bên này sẽ có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Nghị định 21/2020/NĐ-CP như sau:

 

Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

Bên ký quỹ

Bên có quyền trong ký quỹ

Quyền lợi

- Hưởng phí dịch vụ.

- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thoả thuận để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ theo thoả thuận về ký quỹ với bên ký quỹ.

 

-  Thỏa thuận về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

- Được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

- Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.

- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.

 

Nghĩa vụ

- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

- Thanh toán nghĩa vụ ký quỹ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ.

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

 

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .