CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

Giá trị của luật sư đối với khách hàng hiện nay

10/01/2024
 158

Giá trị của luật sư đối với khách hàng hiện nay (năm 2024)  hay nói cách khác vì sao ta phải nhờ luật sư

Trên thế giới, loài người đã từng biết đến manh nha của Nghề Luật sư ngay từ Thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Trong nhà nước Hy Lạp cổ đại, với sự tồn tại của "một Hội đồng xét xử có sự tham gia của mọi người dân”. Cùng với thời gian, hình thức tố tụng dần được hoàn thiện, và: bên cạnh người có chức năng xét xử là các Linh mục còn có sự tham gia của người được coi là có chuyên môn (Luật sư), để việc xét xử tránh sai sót. Đây được xem như những manh nha đầu tiên của Nghề Luật sư hiện nay. 

 

Vị thế của Nghề Luật sư trong mối tương quan với các nghề nghiệp khác trong xã hội không ngừng được nâng lên. Nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay phát triển trên cả năm phương diện: Sứ mệnh - Tầm nhìn; Hệ thống thể chế pháp lý và Quy tắc đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp; Hệ thống tổ chức hành nghề và quản trị hành nghề; Hệ thống quản lý nhà nước và quản trị, quản lý nội bộ; Nguồn nhân lực và Văn hóa tổ chức.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

Sự hình thành và phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam chịu sự tác động của điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước qua các thời kỳ.

1- Nghề Luật sư trong thời kỳ các nhà nước phong kiến Việt Nam

Trải qua nhiều triều đại của các nhà nước phong kiến Việt Nam, phải đến thời kỳ nhà Lê (từ Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi), do những cải cách và thay đổi quan trọng về tư duy xây dựng pháp luật qua các đời vua Lê, thế hiện qua Bộ luật  Hồng Đức, nền tảng thể chế về bào chữa được hình thành, từ đó cũng đồng thời hình thành một nghề với tên gọi “thầy cùng”, “thầy kiện". Nhưng với điều kiện của xã hội Việt Nam thời bây giờ, vị thế của người làm nghề này không được xã hội coi trọng, một phần do quan niệm xã hội coi những người làm công việc này Luật sư đáng người "xui nguyên, giục bị”, bị tầng lớp quan lại phong kiến phân biệt đối xử. Chẳng hạn, dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) có quy định, “học trò trong nước, không kể hạng quân hay dân, người nào xin thi đều cho phép viên quan bản quản và xã trưởng làm giấy cam đoan người ấy thực sự có đạo đức, hạnh kiểm mới cho ứng thi. Còn hạng người bất hiếu, bất mục,... và xui nguyên giục bị đều không được thi”?  Việc quy định này phản ánh rõ quan niệm không để cao nghề của những người có thể giúp người dân thực hiện quyền được tự bảo vệ trước sự phân xử của quan lại. Một phần nguyên nhân của quan niệm này nhằm bảo vệ quyền lợi “bất khả xâm phạm” của tầng lớp quan lại phong kiến trong xã hội Việt Nam thời kỳ đó. 

2- Nghề Luật sư thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945)

Chính sách đô hộ thực dân của Pháp đã phân chia địa giới hành chính lãnh thổ nước ta thành ba kỳ. Chính quyền thực dân Pháp đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động của Luật sư bào chữa ở Việt Nam thời kỳ này, như Nghị định ngày 26/11/1867 của Thống đốc Nam Kỳ và các sắc lệnh sửa đổi, bổ sung của Tổng thống Cộng hòa Pháp vào các năm 1888, 1930, 1931. Với những văn bản này, chế định Luật sư bào chữa chủ yếu phục vụ cho công việc cai trị của chính quyền thực dân ở Việt Nam, hạn chế tối đa sự tham gia của người Việt Nam. Cho đến giữa năm 1930, 1931, chế định Luật sư bào chữa được sửa đổi thành Luật sư ở tất cả các Tòa án. Tổ chức Luật sư đoàn Sài Gòn - Luật sư đoàn Hà Nội được thành lập và hưởng quy chế tương tư như Luật sư đoàn của Pháp. Bắt đầu từ khi đó, việc tham gia hoạt động nghề nghiệp Luật sư được mở ra cho cà người Việt Nam và phụ nữ được quyền làm Nghề Luật sư. Ngay từ thời kỳ này, người làm Nghề Luật sư đã phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể về đào tạo, về thời gian tập sự nghề và một số tiêu chí khác. Việc thành lập đoàn Luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư đã phản ánh về sự tồn tại của Nghề Luật sư Việt Nam. Trong giai đoạn này cũng đã có một số Luật sư Việt Nam khẳng định được tên tuổi trong hoạt động nghề nghiệp, như Luật sư Phan Văn Trường, Luật sư Nguyễn An Ninh.

3- Nghề Luật sư thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 - 1975)

Thời kỳ này đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam, Nghề Luật sư chịu sự chi phối, điều chỉnh theo pháp luật của thực dân Pháp và sau năm 1954 đến 30/4/1975 Luật sư chính quyền Việt Nam cộng hòa. Các quy định về Nghề Luật sư vẫn căn bản dựa trên những tiêu chí về độ tuổi, về quốc tịch, về văn bằng cử nhân luật, thời gian tập sự và tiêu chuẩn đạo đức. 

Ở miền Bắc, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh số 46/ SL, về tổ chức các đoàn thể Luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh công khai khẳng định quyền hành nghề của Luật sư bằng việc cho phép các Luật sư có quyền tham gia bào chữa cho bị cáo tại tất cả các Tòa án cấp tỉnh trở lên và Tòa án quân sự. Cùng với quy định về quyền bào chữa của Luật sư, Sắc lệnh cũng cụ thể hóa các quy định về tiêu chuẩn của Luật sư. 

4- Nghề Luật sư tại Việt Nam từ năm 1975 đến nay 

Sự phát triển của Nghề Luật sư qua 45 năm gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới, mở cửa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước. 

Từ bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, cho đến Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, tất cả đều ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Tại Điều 133 Hiến pháp năm 1980, ngoài việc tái khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo tiếp tục được bảo đảm thì cũng quy định rõ việc tổ chức Luật sư được thành lập đế giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý. Quyền dân chủ của công dân được mở rộng. Bên cạnh quyền được bào chữa, người dân còn được quyền sử dụng hệ thống tổ chức Luật sư để giúp đỡ, tư vấn về pháp lý. Nghề Luật sư qua đó được mở rộng phạm vi nghề nghiệp so với hoạt động truyền thống Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. 

Sau Hiến pháp năm 1980. Pháp lệnh số 2A-LCT/HĐNN8 về Tổ chức Luật sư được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 18/12/1987 đánh dấu sự quan tâm lớn của Nhà nước Việt Nam đối với Nghề Luật sư. Đây là văn kiện pháp lý quan trọng được ban hành để điều chỉnh tổng thể, riêng biệt về Luật sư và là ở Việt Nam. Với 25 điều quy định, Pháp lệnh số 2A-LCT/HĐNN8 đã ghi nhận hoạt động hành nghề của các Luật sư Việt Nam với tổ chức nghề nghiệp Luật sư các Đoàn Luật sư. Địa vị pháp lý của Luật sư và tổ chức nghề nghiệp Luật sư được điều chỉnh cụ thể trong văn bản pháp quy của nhà nước, ngoài quy định chung của Hiến pháp.

Pháp lệnh Luật sư cơ sở pháp lý quan trọng đến Luật sư và tổ chức nghề nghiệp của Luật sư có được khuôn khổ thể chế bảo đảm quyền hành nghề, đóng thời góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam của thời kỳ mới. Nội dung cơ bản nhất trong pháp lệnh đối với địa vị pháp lý của nghề và người hành nghề Luật sư tư cách Luật sư được công nhận thay thế tư cách bào chữa viên nhân dân, theo đó Luật sư có quyền cung cấp cho xã hội dịch vụ pháp lý có thù lao. Điều đó cũng đánh dấu một bước phát triển mới của tính chuyên nghiệp và độc lập của Nghề Luật sư tại Việt Nam. 

Trên cơ sở của những đổi mới căn bản trong thống chế pháp lý về Luật sư và Nghề Luật sư qua Pháp lệnh Luật sư năm 1987, ngày 25/7/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Luật sư (Pháp lệnh Luật sư năm 2001). Với 08 chương, 45 điều, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 chính thức đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho Nghề Luật sư hoạt động tại thị trường dịch vụ pháp lý đúng tư cách và bản chất của loại hình dịch vụ đặc thù trong xã hội. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có những đổi mới căn bản vẽ khuôn khổ thể chế Luật sư.

Ngoài quy định Luật sư là nghề chuyên nghiệp trong xã hội. các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến Luật sư (điều kiện, phạm vi hành nghề, địa vị pháp lý, dịch vụ pháp lý và thù lao); Tổ chức hành nghề Luật sư (hình thức, địa vị pháp lý); các vấn đề pháp lý về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư và quản lý nhà nước về hoạt động của Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư dược điệu chính một cách tống thí. chi tiết trong thể chế này. Pháp lệnh đặt nền móng pháp lý cơ bản để Nghề Luật sư có tiền đề chính trị - pháp lý hội nhập môi trường đổi mới, cải cách tư pháp, mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. 

Tiếp tục sự chuyển đổi về thể chế từ Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 cùng với các Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (năm 2011, năm 2019) cho thấy, Nghề Luật sư hiện nay ở Việt Nam có sự phát triển toàn diện trong môi trường thể chế chính trị - pháp lý thuận lợi và chuyên nghiệp.

Bên cạnh những thay đổi nhanh của thế chể pháp lý về Luật sư và Nghề Luật sư, kết quả của công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam sau hơn 35 năm triển khai thực hiện đã tác động tích cực tới diện mạo, chất lượng, phạm vi. hiệu quả hoạt động của Nghề Luật sư, thế hiện rõ ở sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ Luật sư Việt Nam trên mọi bình diện (năng lực; vị thế xã hội; vai trò và sự cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước).

Vị thế của Nghề Luật sư trong mối tương quan với các nghề nghiệp khác trong xã hội không ngừng được nâng lên. Nghề Luật sư tại Việt Nam hiện nay phát triển trên cả 05 phương diện: Sứ mạng - Tầm nhìn; Hệ thống thể chế pháp lý và quy tắc đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp; Hệ thống tổ chức hành nghề và quản trị hành nghề; Hệ thống quản lý nhà nước và quản trị, quản lý nội bộ; Nguồn nhân lực và văn hóa tổ chức.
Nghề Luật sư Việt Nam hiện nay
Hiện nay (năm 2024) Việt Nam hội nhập với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn. Các nước phát triển đầu tư vốn FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng loại hình sở hữu vốn. Do vậy pháp luật Việt Nam cũng dầni thay đổi theo kịp pháp luật các nước trên thế giới. Trước khi đầu tư vào Viêt Nam các nhà đầu tư thường thuê công ty luật (hay ủy quyền cho công ty luật tìm hiểu lĩnh vực họ đầu tư). Khi họ bỏ vốn ra đầu tư vấn đề của họ là tìm kiếm lợi nhuận và lúc này vai trò các luật sư - người hiểu biết pháp luật phải đưa ra được phương án tối ưu ít rủi ro nhất cho nhà đầu tư. 
Đối với các công ty, các tổ chức luật sư giúp họ rất nhiều lĩnh vực để tránh vướng vào pháp lý phải tranh tụng hoặc rủi ro mất hết vốn.
Đối với cá nhân Doanh nhân hay người nổi tiếng họ thuê luật sư để tư vấn từ khi hình thành ý tưởng đầu tư hay giải quyết các vấn đề pháp lý cho họ bao gồm cả xây dựng hình ảnh cá nhân, uy tín cá nhân.
Đối với người dân với các vụ án (khởi kiện ra tòa) thì luật sư giúp cho khách hàng thu thập chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa để giảm thiệt hại hay có mức án tù nhẹ nhất, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. 

Xu hướng luật sư là nghề vẫn phát triển kể cả công nghệ AI hỗ trợ thì luật sư vẫn phát triển, vì luật sư phân tích tình huống và xử lý tỉnh huống, ứng biến thực tế khi sự kiện pháp lý xảy ra, nhất là tại phiên tòa, sẽ không có AI nào xử lý được tại phiên tòa hết, hoặc khi có Robot AI tranh luận được tại phiên tòa thì cũng là lúc Robot AI thay thế hết các công việc của con người. 

Bài viết bới luật sư Nguyễn Văn Viên Giám đốc Công ty luật TNHH Tre Việt
LUẬT TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ (câu Slogan) 
Hotline: 0989185188

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .