CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
luattrevietbn@gmail.com
0989185188

CON ĐƯỢC SINH RA SAU KHI LY HÔN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ CON CHUNG?

01/11/2023
 397

 

Con được sinh sau khi ly hôn có được xem là con chung?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

1.    Con chung là gì?

Con chung là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận nhưng có chứng cứ để tòa ra căn cứ quyết định xác định là con của hai người thì cũng là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra mà cha mẹ không đăng ký kết hôn, không sống chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú.Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung.

2.    Con sinh ra sau khi ly hôn có được xem là con chung?

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau:

  •       Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  •       Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
  •       Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng
  •       Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Như vậy, con được coi là con chung của hai vợ chồng khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, việc xác định con chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con và là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh như: giải quyết các án kiện về ly hôn, chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…Căn cứ vào nội dung này ta có thể xác định nếu con sinh ra sau trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày ly hôn thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng.

Bên cạnh đó tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định con như sau:

  •        Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
  •        Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Như vậy, trong trường hợp không thừa nhận thì cha, mẹ phải có chứng cứ và được Tòa xác định.

3.    Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi xác định con chung

Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối với cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dạy đứa trẻ.

Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau:

  •      Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được
  •      Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần.

Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con đồng thời cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con

Tòa án xem xét việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người trực tiếp nuôi con dựa trên:

  •   Mức độ vi phạm. Những vi phạm này phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để có thể yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi.
  •   Có yêu cầu Tòa án yêu cầu bên trực tiếp nuôi con từ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu để đảm bảo nhu cầu thiết yếu và cơ bản của con.

Điều này nhằm đảm bảo việc nuôi con của bên trực tiếp nuôi con có trách nhiệm hơn, tránh trường hợp bỏ bê, không quan tâm con cái do thù ghét chồng/vợ trước hoặc lấy lý do đời sống khó khăn để yêu cầu mức cấp dưỡng cao hơn.

Lưu ý: nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.    Vậy thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ratrong trường hợp nào ?

Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra, tức là bên còn lại sẽ nghiễm nhiên có nghĩa vụ nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản.

 

MỌI THẮC MẮC XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT TRE VIỆT ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP
TRÂN TRỌNG./

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bản đồ

Luật sư sẽ liên hệ lại với bạn ngay lập tức khi nhận được lịch

Danh mục

Bài viết nổi bật

. .