Phân biệt kiến nghị và đề nghị
Để phân biệt được kiến nghị và đề nghị. Trước tiên làm rõ khái niệm
- Đề nghị là một văn bản của cá nhân, tổ chức, đơn vị về thông tin, hướng giải quyết của một vấn đề đề nghị với cá nhân, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định vấn đề đó.
- Về cơ bản thì đơn đề nghị cũng là văn bản nhưng nội dung về vấn đề một lĩnh vực của xã hội cần cơ quan có thẩm quyền ra chính sách, quy định để giải quyết vấn đề đó. Vấn đề được đề nghị thường là vấn đề lớn xảy ra với nhiều đối tượng mà chưa có chính sách, quy định để khắc phục.
- Căn cứ Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Tiêu chí | Kiến nghị | Đề nghị |
Hình thức | Văn bản | Văn bản |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. | Cá nhân, tổ chức gửi đến cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. |
Nội dung | Trình bày ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức về vấn đề chính sách, chủ trương, đường lối của cơ quan nhà nước về một lĩnh vực có ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức đó. | Trình bày ý kiến, thông tin, giải pháp về một vấn đề trong xã hội mà chưa có chính sách, chủ trương, đường lối cụ thể để khắc phục. |
Mục đích | Mong muốn có chính sách, đường lối, chủ trương mới phù hợp và khắc phục tình trạng do những quy định chưa phù hợp trước đó. | Mong muốn có chính sách, quy định để giải quyết vấn đề đang tồn tại. |
Ví dụ | Đơn kiến nghị về vấn đề triển khai thực hiện các dự án thủy điện làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và văn hóa của khu vực dân cư vùng hạ lưu. | Đơn đề nghị miễn giảm thuế. Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Kiến nghị là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế - chính trị,...
Thực chất, kiến nghị là một văn bản trình bày ý kiến nguyện vọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức về một vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Kiến nghị thể hiện việc áp dụng những chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước có phần chưa phù hợp dẫn đến các hoạt động bình thường và các quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức. Vì thế người dân, tổ chức kiến nghị mong muốn nhà nước có biện pháp, giải đáp, hình thức quản lý khắc phục những vấn đề liên quan đến lĩnh vực do những chính sách chưa hợp lí đã thực hiện trước đó.
Nhìn chung, hoạt động kiến nghị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kiến nghị không chỉ mang đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quản lý đón nhận những thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc kiến nghị còn mang đến cho người quản lý một góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Các hình thức kiến nghị?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Khoản 2, điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đã quy định các phương thức kiến nghị. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc kiến nghị thông qua các hình thức sau:
- Văn bản;
- Điện thoại;
- Phiếu lấy ý kiến;
- Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương hoặc hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Người kiến nghị có quyền và nghĩa vụ gì?
Người kiến nghị được xem là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định hiện hành. Theo điều 7, Luật tiếp công dân 2013, quy định về quyền và nghĩa vụ:
Đầu tiên, quyền của người kiến nghị:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tiếp theo, nghĩa vụ của người kiến nghị khi đến nơi tiếp công dân:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trường hợp nhiều người cùng kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung kiến nghị, phản ánh.
Đơn đề nghị và kiến nghị là hai khái niệm pháp lý khác nhau. Kiến nghị là việc công dân trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan. Đơn đề nghị là văn bản của cá nhân, tổ chức, đơn vị về thông tin, hướng giải quyết của một vấn đề đề nghị với cá nhân, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định vấn đề đó. Phân biệt giữa hai khái niệm này có thể khá khó, tuy nhiên, đơn đề nghị thường đề cập đến một vấn đề thuộc lĩnh vực nào đó của xã hội, yêu cầu cơ quan hữu quan ban hành các chính sách, quy định để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, kiến nghị thể hiện việc áp dụng những chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước có phần chưa phù hợp dẫn đến các hoạt động bình thường và các quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức. Vì thế người dân, tổ chức kiến nghị mong muốn nhà nước có biện pháp, giải đáp, hình thức quản lý khắc phục những vấn đề liên quan đến lĩnh vực do những chính sách chưa hợp lí đã thực hiện trước đó. Đơn đề nghị thường đề cập đến một vấn đề cụ thể và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề đó. Tôi hy vọng điều này giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này
CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT - TIN TRE VIỆT TRỌN GIÁ TRỊ
Hotline: 0989185188