NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY TỜ XE?
1. Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên xe máy?
Đối với tất cả các loại xe có chứng minh rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy chuẩn của pháp luật như về việc xử lý khí thải ra môi trường khi hoạt động, an toàn kỹ thuật thể hiện trên thông số xe, cũng như các tiêu chuẩn chất lượng đối với từng loại xe thì được cơ quan Nhà nước đó là cơ quan công an cấp quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe theo đúng quy định.
Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe máy. Tuy nhiên tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về độ tuổi một cá nhân được tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
Theo đó, độ tuổi để một cá nhân có quyền tự mình xác lập cũng như thực hiện đối với các giao dịch dân sự đó là từ đủ mười lăm tuổi đến nhỏ hơn mười tám tuổi. Tuy nhiên, đối với giao dịch xác lập hay các giao dịch dân sự mà xác nhận đó là bất động sản hoặc là động sản hay đối với những giao dịch dân sự mà phải tuân theo quy định của pháp luật đó là phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trong đó, bất động sản được xác định đó là đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà hay các công trình xây dựng và một số tài sản khác theo quy định của pháp luật. Động sản được xác định đó là những tài sản mà không phải là bất động sản. Phương tiện xe cơ giới được xác định là động sản.
Như vậy, cá nhân đủ 15 tuổi trở lên được phép tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến động sản và bất động sản. Trong đó, xe máy là động sản phải đăng ký, do đó, người dân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được quyền đứng tên xe nhưng việc mua xe phải được người đại diện theo pháp luật (cha mẹ) đồng ý.
2. Hồ sơ làm thủ tục đăng ký xe máy bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký xe được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 58/2020/TT-BCA gồm các giấy tờ sau đây:
– Giấy khai đăng ký xe.
– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng minh khác có giá trị tương đương. Trường hợp cá nhân chưa được cấp chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc đối với trường hợp nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe không trùng khớp với nơi đăng ký thường trú trên chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu.
– Những chứng từ chứng minh đối với quyền sở hữu xe như hợp đồng mua bán xe, văn bản thừa kế, hợp đồng tặng cho hay hóa đơn mua bán đối với phương tiện đó.
– Chứng từ đã nộp lệ phí trước bạ của cơ quan thuế.
3. Thủ tục đăng ký xe máy
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA, cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) tại cơ quan công an xã nơi đăng ký thường trú. Tuy nhiên, không phải xã nào cũng được trao quyền này.
Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA, việc một xã có được thực hiện đăng ký xe hay không sẽ do Giám đốc công an tỉnh, thành phố trung ương xem xét các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tại địa phương, sau đó thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông rồi mới quyết định.
Với những xã không đủ điều kiện để thực hiện đăng ký xe theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCA thì việc đăng ký, cấp biển số xe sẽ do cơ quan công an cấp huyện phụ trách. Quy trình đăng ký xe cụ thể như sau:
- Bước 1: Nộp lệ phí trước bạ
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, người mua sẽ phải nộp lệ phí trước bạ khi mua xe. Cách tính lệ phí trước bạ:
Số tiền lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ
Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định xe máy có mức thu lệ phí trước bạ là 2%. Đối với xe của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở thì mức thu lệ phí trước bạ lần đầu là 5%. Hồ sơ khai lệ phí trước gồm:
Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 02/LPTB hoặc mang theo hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi mua xe cùng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân đến Chi cục thuế của quận/ huyện nơi đăng ký hộ khẩu để xin Tờ khai.
Bản sao các giấy tờ mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp (hợp đồng mua bán, tặng cho).
Bản sao giấy đăng ký xe của chủ cũ hoặc bản sao giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe của cơ quan công an (đối với trường hợp đăng ký sang tên - mua xe cũ).
Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có). Hiện nay có thể khai lệ phí trước bạ qua mạng.
- Bước 2: Hồ sơ đăng ký xe
Theo Điều 10 của Thông tư 58/2020/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe máy bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký xe;
+ Giấy tờ nguồn gốc xe: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu (với xe nhập khẩu) hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước);
+ Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu);
+ Giấy tờ lệ phí trước bạ xe: là một trong các loại giấy tờ sau
· Biên lai;
· Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
· Giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ
· Giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật
· Giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe).
+ Trường hợp xe được miễn lệ phí trước bạ thì cần có tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký xe
Điều 4 của Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, đối với lần đầu cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ phương tiện sẽ nhận được giấy tờ không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo thời gian ghi trên giấy hẹn chủ sở hữu đến nhận đăng ký xe. Cán bộ hướng dẫn chủ xe đến cơ quan bảo hiểm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và thu giấy hẹn, trả giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định.
4. Độ tuổi được điều khiển phương tiện xe cơ giới
Độ tuổi được điều khiển phương tiện xe cơ giới được quy định tại Điều 60, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cụ thể như sau:
– Đối với người từ đủ mười sáu tuổi trở ngược lên thì được điều khiển xe gắn máy với số dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở xuống.
– Đối với người từ đủ mười tám tuổi trở lên thì ngoài xe gắn máy có số dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở xuống thì còn được phép điều khiển xe mô tô hai bánh, cũng như xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và bao gồm cả những loại xe có kết cấu tương tự như trên. Được phép điều khiển đối với xe ô tô tải và các loại xe máy kéo có khối lượng trọng tải xe quy định dưới 3.500 kg. Đối với ô tô chở người thì được phép điều khiển xe ô tô có số lượng người được chở tối đa là 9 chỗ ngồi.
– Đối với người từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên thì ngoài các loại xe quy định ở trên thì được phép điều khiển đối với các loại xe như xe ô tô tải, xe máy kéo có khối lượng trọng tải được xác định đó là trên 3.500 kg. Điều khiển xe đối với loại xe có giấy phép hạng B2 kéo rơ mooc (ký hiệu FB2).
– Đối với người từ đủ hai mươi tư tuổi trở lên thì ngoài các loại xe như các loại phương tiện cho phép người từ đủ hai mươi mốt tuổi điều khiển thì sẽ đủ độ tuổi để điều khiển đối với xe ô tô chở người có số lượng ghế ngồi từ 10 đến 30 ghế ngồi. Điều khiển lái xe hạng C có kéo rơ mooc và sơ mi rơ mooc (ký hiệu bằng FC).
– Đối với xe ô tô dùng để chở người có số lượng chỗ ngồi từ trên 30 người và các loại xe hạng D có kéo rơ mooc (ký hiệu FD) thì điều kiện về độ tuổi để điều khiển các loại phương tiện cơ giới này là phải đủ từ đủ hai mươi bảy tuổi trở lên thì mới đáp ứng yêu cầu.
– Ngoài những điều kiện về độ tuổi đủ để điều khiển các phương tiện xe cơ giới thì Luật Giao thông đường bộ cũng quy định về độ tuổi tối đa để người điều khiển xe cơ giới đường bộ đó là giới hạn tối đa 55 tuổi đối với người điều khiển nam và tối đa 50 tuổi đối với người điều khiển nữ.
Như vậy, cần lưu ý đó là không phải đủ tuổi để đăng ký xe là có thể được điều khiển phương tiện xe cơ giới. Cá nhân phải đảm bảo yêu cầu về độ tuổi để tránh gây ra tai nạn giao thông ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và tránh việc xử phạt của cơ quan cảnh sát giao thông.
Ngoài những quy định về độ tuổi thì yêu cầu về sức khỏe cũng là yêu cầu không thể thiếu đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới đó là sức khỏe phải phù hợp đối với từng loại xe, công dụng của mỗi loại xe. Người lái xe phải tuân thủ về việc định kỳ khám sức khỏe theo đúng quy định của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.
Khi tham gia giao thông trên đường thì người điều khiển xe cơ giới phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ cũng như quy định về các giấy tờ phải đem theo cần lưu ý để đảm bảo được việc tham gia giao thông không làm ảnh hưởng đến công việc riêng của bản thân đó là:
– Giấy đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với đúng loại xe cơ giới mà người điều khiển đang sử dụng và tuân thủ về mặt giấy phép có thời hạn, giấy phép lái xe không thời hạn.
– Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định tại Điều 55, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về chất lượng an toàn kỹ thuật cũng như mức độ khí thải thải ra môi trường khi xe lưu thông trên đường.
– Cuối cùng đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người sở hữu đối với xe cơ giới đó.