Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung, từ bỏ quyền sơ hữu
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung, từ bỏ quyền sơ hữu
Chào Luật sư! Nhờ Luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau:
Gia đình tôi có một mảnh đất có diện tích là 3000 m2, thuộc sở hữu chung Hộ gia đình, và được cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền sử dụng đất vào năm 2002. Tại thời điểm đó, gia đình tôi có hai người con, nay những đứa con của tôi đã trưởng thành và đi xuất khẩu lao đông ở Đức. Hiện tại, gia đình tôi có nhu cầu bán mảnh đất trên để mua mảnh đất khác. Hỏi Luật sư, trong trường hợp trên tôi là chủ Hộ, có được tiến hành bán mảnh đất trên không? Và tôi phải làm thế nào?
Trả lời
Hãng luật Tre Việt cám ơn bạn đã gửi câu hỏi xin tư vấn đến cho chúng tôi. Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc chúng tôi trả lời như sau:
Theo Khoản 29, Điều 3, Luật đất đai 2013 quy định:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Do đó, chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên gồm có hai người con, và vợ chồng bạn, tức mảnh đất thuộc sở hữu chung hợp nhất. Việc định đoạt mảnh đất trên phải có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu.
Theo khoản 2, Điều 212, BLDS 2015 quy định về sở hữu chung các thành viên trong gia đình thì định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo đó, để tiến hành chuyển nhượng cần có sự đồng ý của tất cả thành viên. Để bạn có thể đại diện thực hiện giao dịch chuyển nhượng trên, phải có văn bản ủy quyền của tất cả thành viên còn lại có công chứng, chứng thực.
Việc con của bạn đang ở nước ngoài, không thể thực hiện việc ủy quyền sẽ gây khó khăn trong việc chuyển nhượng. Để bạn có thể tiến hành được giao dịch trên, đòi hỏi con của bạn quay về thực hiện ủy quyền, hoặc tiến hành từ bỏ quyển sở hữu đối với mảnh đất trên.
Theo Điều 239, BLDS 2015 quy định về từ bỏ quyền sở hữu:
Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó./